Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Ông Trump vướng cáo buộc liên quan đến đảo ngược kết quả bầu cử Mỹ 2020

Khánh Vân
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Một báo cáo vừa được công bố cáo buộc Tổng thống đắc cử Donald Trump đã có hành vi "vi phạm hình sự" nhằm cố gắng đảo ngược kết quả sau thất bại trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2020.

Cáo buộc về hành vi của ông Trump được đưa ra bởi Công tố viên Đặc biệt Mỹ Jack Smith. Ông Smith kết luận: “Sau khi thất bại trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2020, ông Donald Trump đã thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật nhằm níu kéo quyền lực.”

Ông Smith đưa ra bản cáo trạng gồm bốn tội danh chống lại ông Trump cùng các bằng chứng liên quan, cáo buộc ông âm mưu cản trở việc kiểm đếm phiếu bầu khi tranh cử cùng tổng thống Joe Biden. 

Bên cạnh đó, phần thứ hai trong báo cáo đã chỉ ra ông Trump giữ trái phép các tài liệu nhạy cảm về an ninh quốc gia sau khi rời Nhà Trắng năm 2021.

Ông Trump vướng cáo buộc gian lận trong kỳ bầu cử Mỹ năm 2020. Ảnh: The Los Angeles Times
Ông Trump vướng cáo buộc gian lận trong kỳ bầu cử Mỹ năm 2020. Ảnh: The Los Angeles Times

Tuy nhiên, dù có đầy đủ chứng cứ về các tội danh, những nỗ lực đưa ông Trump ra xét xử đều bị cản trở bởi việc ông chuẩn bị nhậm chức vào ngày 20/1/2024. Bộ Tư pháp Mỹ đã quyết định không công khai các vi phạm của ông Trump, dẫn đến việc cả hai vụ án đều không được đưa ra xét xử.

Ông Smith, sau khi công khai các vi phạm của ông Trump, đã vấp phải sự chỉ trích gay gắt từ tổng thống đắc cử, cho rằng ông có những hành động và quan điểm không hợp lý.

Ông Trump đã bác bỏ mọi cáo buộc từ ông Smith, khẳng định các vụ án trong báo cáo là những nỗ lực nhằm làm mất uy tín, phá hoại chiến dịch tranh cử của ông, đồng thời cáo buộc Tổng thống Joe Biden đứng sau những điều này.

Khó khăn trong việc đưa vụ án ra ánh sáng

Những nỗ lực của ông Smith trong việc giải quyết vụ án đã phải đối mặt với nhiều rào cản pháp lý ngay cả trước khi ông Trump chiến thắng bầu cử, do chính sách không truy tố tổng thống đương nhiệm của Bộ Tư pháp Mỹ.

Chính sách này quy định tổng thống đương nhiệm sẽ không bị truy tố hình sự trong khi đang tại chức để tránh gây ảnh hưởng đến nguyên tắc tam quyền phân lập, cũng như không làm cản trở công việc điều hành đất nước trong nhiệm kỳ. Do vậy ông Trump sẽ không bị thể kết án khi trở thành tổng thống. 

Ngoài ra, sự ủng hộ từ các nhóm thuộc Đảng Cộng hòa trong Tòa án Tối cao, với việc trao cho các cựu tổng thống quyền miễn trừ rộng rãi trước các vụ truy tố hình sự, đã tạo thêm lợi thế pháp lý cho ông Trump.

Nỗ lực “lật ngược thế cờ” của ông Trump 

Dựa vào những bản hồ sơ trước đó của tòa án, các công tố viên đã xem xét các cáo buộc vào vi phạm của tân tổng thống một cách chi tiết. Năm 2022, một ủy ban của Quốc hội đã công bố bản báo cáo dài 700 trang về các vi phạm của ông Trump sau kỳ bầu cử năm 2020.

Các cuộc điều tra chỉ ra rằng ông Trump đã lan truyền thông tin sai lệch về kết quả bầu cử, nhằm gây áp lực lên các nhà lập pháp bang để ngăn họ công nhận kết quả.

Sau đó, ông lợi dụng nhóm cử tri cam kết bỏ phiếu cho ông tại các bang mà Tổng thống Joe Biden đã chiến thắng, nhằm cản trở Quốc hội chứng nhận chiến thắng của ông Biden.

Đỉnh điểm là vào ngày 6/1/2021, một đám đông ủng hộ ông Trump đã xông vào Điện Capitol nhằm ngăn chặn chính phủ Mỹ chứng nhận kết quả bầu cử, tuy nhiên đã thất bại.