Kinhtedothi - Liên quan việc ông Vương Tấn Việt (Thượng tọa Thích Chân Quang) không có tên trong danh sách cấp bằng tốt nghiệp cấp 3, Trường ĐH Luật Hà Nội cho biết sẽ thực hiện các thủ tục theo quy định của Bộ GD&ĐT về quản lý văn bằng, chứng chỉ.
Sở GD&ĐT TP Hồ Chí Minh vừa có văn bản về việc xác minh bằng tốt nghiệp cấp 3 bổ túc văn hoá của ông Vương Tấn Việt (tức Thượng tọa Thích Chân Quang).
Ông Thích Chân Quang (giữa) nhận bằng tiến sĩ của Trường ĐH Luật Hà Nội (Ảnh tư liệu).
Tại văn bản, Sở GS&ĐT TP Hồ Chí Minh xác nhận: ông Vương Tấn Việt, sinh năm 1959, không có tên trong danh sách dự thi và bảng ghi tên, ghi điểm trong kỳ thi tốt nghiệp bổ túc văn hóa cấp 3 năm 1989 của Sở GD&ĐT TP; không có tên trong danh sách cấp bằng tốt nghiệp cấp 3 bổ túc văn hóa khóa ngày 6/6/1989 của Sở GD&ĐT TP Hồ Chí Minh.
Chia sẻ về báo chí về thông tin trên, đại diện Trường ĐH Luật Hà Nội cho biết đã nắm được sự việc về văn bản của Sở GD&ĐT TP Hồ Chí Minh.
Thông thường, nếu bằng tốt nghiệp cấp 3 là giả thì trường ở bậc học cao hơn sẽ thực hiện các thủ tục theo quy định của Bộ GD&ĐT về việc quản lý văn bằng chứng chỉ.
Với trường hợp của ông Vương Tấn Việt, khi nào có văn bản chính thức của cơ quan quản lý, trường sẽ thực hiện các quy trình theo quy định của Bộ GD&ĐT.
Theo quy định của Bộ GD&ĐT, đối với tuyển sinh và đào tạo trình độ cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ, trường hợp học viên có hành vi gian lận trong việc làm hồ sơ để được cấp văn bằng, chứng chỉ (sử dụng bằng giả trong hồ sơ đăng ký) sẽ bị buộc thôi học. Các văn bằng nếu đã được cấp sẽ bị thu hồi, hủy bỏ theo quy định.
Kinhtedothi – Bộ GD&ĐT vừa có công văn gửi các cơ sở giáo dục đại học về việc đôn đốc thực hiện các quy định về quản lý chất lượng, bao gồm công tác quản lý, cấp phát văn bằng, chứng chỉ.
Kinhtedothi - Bộ GD&ĐT vừa có công văn hỏa tốc gửi Trường ĐH Luật Hà Nội yêu cầu báo về quá trình tuyển sinh đào tạo đối với nghiên cứu sinh Vương Tấn Việt (tức Thượng tọa Thích Chân Quang).
Kinhtedothi – Liên quan đến văn bản giả mạo lan truyền trên mạng xã hội có nội dung thông báo của Bộ GD&ĐT về cuộc thi Olympic Toán học năm 2024, Bộ GD&ĐT cho biết, đã mời cơ quan công an vào cuộc xác minh.
Kinhtedothi - Hà Nội nên xem xét, miễn phí bữa ăn trưa cho học sinh công lập để vừa phát triển thể trạng cho học sinh, vừa giảm áp lực đưa đón cho phụ huynh là gợi ý của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi tiếp xúc cử tri Hà Nội mới đây. Ý kiến này được đánh giá là chính sách hợp lòng dân và tạo được sự đồng thuận của dư luận, cử tri cả nước.
Kinhtedothi – Sau vòng thi tuyển chọn, có 37 học sinh đã được ghi danh chính thức vào đội tuyển quốc gia Việt Nam dự thi Olympic khu vực, quốc tế năm 2025.
Kinhtedothi - Tiếp tục triển khai chính sách hỗ trợ học bổng cho người học ở bậc sau đại học như thạc sĩ, nghiên cứu sinh và thực tập sinh sau tiến sĩ là đề xuất được đưa ra tại hội thảo do Đại học Quốc gia Hà Nội vừa tổ chức.
Kinhtedothi – 6 dự án tiêu biểu thuộc các lĩnh vực hoạt động xã hội, văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao, kinh doanh khởi nghiệp và 5 dự án xuất sắc trong lĩnh vực khoa học công nghệ đã được ban tổ chức lựa chọn để trao Giải thưởng “Bền đam mê”.