Kinhtedothi - Quận Los Angeles đã đệ đơn kiện các công ty nước giải khát PepsiCo và Coca-Cola, cáo buộc các công ty này gây ô nhiễm môi trường bằng chai nhựa dùng một lần và lừa dối công chúng về mức độ tái chế, cũng như ảnh hưởng môi trường của bao bì nhựa.
Sản phẩm Pepsi trên kệ hàng tại siêu thị. Ảnh: Dreamstime
Theo đơn kiện được nộp lên Tòa Thượng thẩm Los Angeles vào ngày 31/10, quận này cho rằng các công ty đã góp phần làm gia tăng ô nhiễm nhựa với sản phẩm chai nhựa dùng một lần của họ, đồng thời tiến hành một chiến dịch lừa dối người tiêu dùng tin rằng các chai nhựa này có thể tái chế.
Quận Los Angeles cho rằng ô nhiễm nhựa từ sản phẩm của hai công ty này gây ra ảnh hưởng đến cộng đồng và họ phải chịu trách nhiệm giải quyết. Theo đó, PepsiCo và Coca-Cola cần phải chịu trách nhiệm bồi thường và ngừng các hoạt động kinh doanh không trung thực.
Chủ tịch Hội đồng Giám sát Quận Los Angeles, bà Lindsey Horvath, một thành viên Đảng Dân chủ, phát biểu: “Coca-Cola và Pepsi cần ngừng những hành vi lừa dối và phải chịu trách nhiệm về các vấn đề ô nhiễm nhựa mà sản phẩm của họ gây ra.”
Các công ty chưa đưa ra bình luận về vụ kiện nhưng trong quá khứ đã phủ nhận cáo buộc lừa dối người tiêu dùng và cam kết hướng tới phát triển bền vững môi trường.
Hiệp hội Đồ uống Mỹ, đại diện cho cả Coca-Cola và PepsiCo, cũng bác bỏ cáo buộc rằng bao bì của họ không thể tái chế. Ông William Dermody, Phó chủ tịch của hiệp hội, khẳng định: “Cáo buộc rằng bao bì của chúng tôi không được và sẽ không thể tái chế là hoàn toàn không đúng sự thật.”
Vụ kiện này là một phần trong chuỗi các vụ kiện từ các chính quyền địa phương và tiểu bang tại Mỹ nhằm vào các công ty sản xuất và kinh doanh sử dụng nhựa.
Kinhtedothi - Nghiên cứu chỉ ra nhựa có màu sắc rực rỡ như: đỏ, xanh lam và xanh lục có khả năng phân hủy thành các hạt vi nhựa (microplastic) nhanh hơn các loại nhựa nhạt hoặc không màu, gây nguy hiểm cho người sử dụng và môi trường.
Kinhtedothi - Theo một nghiên cứu của trường Đại học California, hơn 50.000 người đã qua đời ở bang California (Mỹ) trong vòng 10 năm do tiếp xúc với các hạt bụi độc hại trong khói cháy rừng.
Kinhtedothi - Theo một nghiên cứu môi trường mới nhất, Ấn Độ đứng đầu thế giới về ô nhiễm nhưa, với việc chiếm gần 1/5 lượng rác thải nhựa toàn cầu. Các chuyên gia cho rằng nguyên nhân đến từ việc thiếu cơ sở hạ tầng thu gom rác thải và chính sách quản lý thiếu hiệu quả.
Kinhtedothi - Mỹ và Trung Quốc đã kết thúc ngày đàm phán đầu tiên tại Geneva, Thụy Sĩ vào ngày 10/5, với nỗ lực hàn gắn thương mại song phương trong bối cảnh cuộc chiến thuế quan leo thang căng thẳng.
Kinhtedothi - Ấn Độ và Pakistan vừa đạt được thỏa thuận ngừng bắn sau nhiều ngày giao tranh căng thẳng, nhưng chỉ vài giờ sau, hai bên lại cáo buộc lẫn nhau vi phạm hiệp định.
Kinhtedothi - Ngay trong những ngày đầu tiên của triều đại mới, Giáo hoàng Leo XIV đã khẳng định trí tuệ nhân tạo là một trong những thách thức lớn nhất mà nhân loại phải đối mặt, nhấn mạnh vai trò của Giáo hội trong việc bảo vệ phẩm giá con người và thúc đẩy công lý xã hội.
Kinhtedothi - Dù khác biệt về thể chế và điều kiện phát triển, nhiều quốc gia tiên tiến trên thế giới đều chia sẻ cách tiếp cận chung trong quản lý giao thông: xử phạt nghiêm minh, ứng dụng công nghệ giám sát hiện đại và kết hợp giáo dục hành vi nhằm xây dựng văn hóa giao thông bền vững.
Kinhtedothi - Vào sáng thứ Bảy, Phó Thủ tướng Trung Quốc Hà Lệ Băng đã khởi động cuộc hội đàm với Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent tại Geneva. Đây là cuộc gặp trực tiếp đầu tiên giữa hai bên kể từ khi căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới leo thang vào đầu năm nay.