Wednesday, 16:03 24/11/2021
PGS.TS Nguyễn Thị Thu Phương: Công nghiệp văn hoá tại Việt Nam cần vươn tầm đột phá
Kinhtedothi - Ngày 24/11, tại Hội nghị Văn hoá toàn quốc, PGS. TS Nguyễn Thị Thu Phương - Phó Viện trưởng phụ trách Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam trình bày tham luận về “Phát triển các ngành công nghiệp văn hoá ở Việt Nam hiện nay”. Trong tham luận, PGS.TS Nguyễn Thị Thu Phương nhận định Việt Nam đang có những nỗ lực mạnh mẽ trong việc hoàn thiện thể chế, chính sách nhằm thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp văn hóa (CNVH). Tuy nhiên hiện nay, CNVH đang chưa phát huy hết tiềm năng, thế mạnh của nguồn tài nguyên văn hóa vốn rất phong phú của Việt Nam.
Chưa phát huy hết tiềm năng
Những năm qua, những thay đổi tích cực về thể chế chính sách, đặc biệt là các chính sách kinh tế trong văn hóa và khuyến khích sự tham gia của các thành phần sở hữu, sự đầu tư nguồn vốn trong và ngoài nước vào các ngành CNVH đã thúc đẩy thị trường CNVH Việt Nam có những bước tiến mới, mang lại những đóng góp nhất định vào tăng trưởng GDP của cả nước.
PGS.TS Nguyễn Thị Thu Phương cho biết: Theo một thống kê chưa đầy đủ, so với mức GDP chiếm 2,68% năm 2015, các ngành CNVH của Việt Nam ước đạt 3,42% GDP cả nước năm 2019. Sự thay đổi này cho thấy CNVH Việt Nam đang phát huy tương đối hiệu quả các thành tố sức mạnh mềm văn hóa thông qua hoạt động, dần rút ngắn khoảng cách cạnh tranh với các nền CNVH trên thế giới, góp phần gia tăng sức cạnh tranh và hội nhập quốc tế.Các nhà làm điện ảnh quốc tế tại Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ V. |
Sân khấu quay - công nghệ làm mới sân khấu Thủ đô. Ảnh: Lại Tấn. |
Một tiết mục biểu diễn xiếc tại Hà Nội. Ảnh: Lại Tấn. |
Trong đó, giải pháp đầu tiên là “Kiện toàn khung khổ thể chế, chính sách”. Cụ thể, việc hoàn thiện khung thể chế, chính sách, tháo gỡ kịp thời những rào cản, vướng mắc, khó khăn, hình thành khung khổ pháp lý, thể chế nhằm phát huy mọi tiềm năng, nguồn lực, tạo động lực cho CNVH phát triển theo hướng đáp ứng yêu cầu thị trường đầy đủ, hiện đại, hội nhập quốc tế. Đồng thời, tập trung sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật về: Điện ảnh, di sản văn hóa, sở hữu trí tuệ, quảng cáo... Hoàn thiện, bổ sung các quy định pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan đáp ứng yêu cầu bảo hộ và thực thi quyền trong nước và hội nhập quốc tế; thúc đẩy phát triển văn hóa và phát triển các ngành CNVH.
Giải pháp thứ 2 là “Hoàn thiện thị trường văn hóa, ưu tiên phát triển một số ngành CNVH”. Giải pháp này chú trọng các nội dung như: Hoàn thiện toàn diện, đồng bộ thể chế thị trường văn hóa gắn với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, tạo hệ sinh thái thuận lợi để huy động, phân bổ, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên văn hóa nhằm thúc đẩy đầu tư, sáng tạo, sản xuất, phân phối, tiêu thụ các sản phẩm, dịch vụ văn hóa; Xây dựng, đề xuất các chính sách ưu đãi về vốn, thuế, đất đai, DN hoạt động trong lĩnh vực văn hóa…Trong giải pháp thứ 3 về “Đổi mới cơ chế đầu tư tài chính trong lĩnh vực CNVH”, PGS.TS Nguyễn Thị Thu Phương chia sẻ: Hiện nay, cơ chế đầu tư tài chính trong lĩnh vực văn hóa chỉ chú trọng tới đầu tư của Chính phủ mà xem nhẹ vấn đề thu hút vốn. Do đó, muốn đổi mới cơ chế đầu tư văn hóa, xây dựng một cơ chế đầu tư tương xứng với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, Việt Nam buộc phải giải quyết hiện tượng “thắt cổ chai” về vốn đầu tư. Song vấn đề cơ bản để phát triển các ngành CNVH đòi hỏi phải có chính sách đầu tư và đào tạo nguồn nhân lực.
Biểu diễn múa rồng tại phố đi bộ Hồ Gươm. Ảnh: Lại Tấn. |
Dòng sự kiện: