Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

PGS.TS Nguyễn Văn Huy: Trình diễn hay hơn phục dựng

Kinhtedothi - PGS.TS Nguyễn Văn Huy - nguyên Giám đốc Bảo tàng dân tộc học Việt Nam, Phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu phát huy giá trị di sản văn hóa Việt cho rằng, không khí thi cử của trường đại học đầu tiên của Việt Nam đang thiếu bóng dáng ở thời hiện tại.
 PGS.TS Nguyễn Văn Huy
Về công tác trưng bày về thi cử ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám hiện nay, ông nói: "Nội dung trưng bày thi cử ở Văn Miếu đang rất yếu, từ cách trưng bày, hiện vật, tủ trưng bày, ánh sáng đều không đảm bảo đúng tiêu chuẩn của một bảo tàng mini về thi cử. Du khách đến Văn Miếu - Quốc Tử Giám mới chỉ ngắm các hạng mục di sản, không được trải nghiệm không khí khoa thi ở trường đại học đầu tiên của Việt Nam. Nên làm lại để du khách đến và hiểu rõ hơn vì các khoa thi ở các triều đại ngày xưa".
Hiện nay tư liệu về không khí sinh hoạt trường Giám, hay các khoa thi thời Lý, Trần, Lê gần như không còn được lưu giữ. Vì vậy, việc phục dựng rất khó khăn. Theo ông giải pháp nào để tạo dựng được không khí thi cử ở Văn Miếu?

- Tôi không suy nghĩ theo hướng phục dựng, mà chúng ta cần trình diễn thử nghiệm để truyền đạt về thông điệp văn hóa. Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc đã thành công ở phương hướng này. Họ không tái dựng 100% nguyên bản, từ cách ăn mặc, trang điểm cũng phù hợp với hiện nay. Nhưng họ đã tái dựng được cuộc sống của nhà vua thời xưa, hay bữa tiệc cung đình theo hướng giả tưởng. Chúng ta cần thoát ra tư tưởng phục dựng nguyên mẫu để đầu tư nghiên cứu. Mục đích để chủ yếu truyền tải thông điệp về học hành và thi cử. Chắc chắn là không thể thực 100% nhưng chúng ta tái dựng lại một khung cảnh của thi cử, của lễ xướng danh hoặc của việc nhà vua ra đề thi hoặc luận bàn với các trạng nguyên ra sao.

Cũng từng có đề xuất Văn Miếu - Quốc Tử Giám nên làm bảo tàng thi cử dưới lòng đất. Theo ông có nên không?

- Văn Miếu không nên làm bảo tàng ngầm dưới lòng đất, mà cần tận dụng không gian địa điểm hiện có để tái dựng và trình diễn. Làm bảo tàng ngầm tốn tiền và không thực tiễn. Hà Nội có thể làm bảo tàng ngầm ở nhiều nơi nhưng không phải là Văn Miếu.

Xin cảm ơn ông!

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Các đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri 28 xã khu vực phía Nam thành phố Hà Nội sau Kỳ họp thứ 9

Các đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri 28 xã khu vực phía Nam thành phố Hà Nội sau Kỳ họp thứ 9

11 Jul, 03:21 PM

Kinhtedothi - Ngày 11/7, tại Trụ sở UBND xã Thường Tín, Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội (Đơn vị bầu cử số 9) đã có buổi tiếp xúc cử tri 28 xã khu vực phía Nam TP sau khi thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp. Cuộc tiếp xúc cử tri được tổ chức theo hình thức trực tuyến từ điểm cầu chính tại xã Thường Tín kết nối với các điểm cầu tại các xã.

Lập 3 tổ công tác đặc biệt tháo gỡ điểm nghẽn, giải ngân vốn đầu tư công

Lập 3 tổ công tác đặc biệt tháo gỡ điểm nghẽn, giải ngân vốn đầu tư công

11 Jul, 11:49 AM

Kinhtedothi - Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, tháo gỡ điểm nghẽn cho doanh nghiệp và thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội sau sáp nhập, UBND tỉnh Khánh Hòa đã ban hành quyết định thành lập 3 tổ công tác đặc biệt, tập trung chỉ đạo xuyên suốt theo từng lĩnh vực, từng địa bàn.

Thủ tướng: Nghiên cứu đề xuất điều chỉnh, bổ sung chính sách, pháp luật về đất đai

Thủ tướng: Nghiên cứu đề xuất điều chỉnh, bổ sung chính sách, pháp luật về đất đai

11 Jul, 08:29 AM

Kinhtedothi - Ngày 10/7, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị đánh giá 3 năm thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và 1 năm thi hành Luật Đất đai năm 2024, đề xuất điều chỉnh, bổ sung một số nội dung Nghị quyết 18-NQ/TW làm cơ sở sửa đổi Luật Đất đai năm 2024.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ