Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Phạm Công Danh cho rằng mình chỉ là “nạn nhân”

Kinhtedothi - Cuối tuần qua, phiên xử đại án tham nhũng gây thất thoát hơn 9.000 tỷ đồng tại Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (VNCB) bước sang ngày làm việc thứ 9.
Hội đồng xét xử (HĐXX) tiến hành xét hỏi bị cáo được cho là chủ mưu Phạm Công Danh – nguyên Chủ tịch HĐQT VNCB kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Thiên Thanh.
Bị cáo Phạm Công Danh tại phiên tòa. Ảnh: Công Tiến
Bị cáo Phạm Công Danh tại phiên tòa. Ảnh: Công Tiến
Theo cáo trạng, bị cáo Danh (SN 1964, ở Quảng Ngãi) là người chủ mưu chỉ đạo mọi hoạt động cố ý làm trái, vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Để có tiền trả nợ, Danh đã chỉ đạo các bị cáo là lãnh đạo, nhân viên tín dụng của VNCB rút tiền của ngân hàng bằng các hợp đồng khống; tự ý chuyển tiền trong tài khoản của cá nhân mà không được sự đồng thuận; lập hàng chục công ty ma để ký các hợp đồng vay vốn lên tới hàng nghìn tỷ đồng. Ngoài ra, với tư cách là Chủ tịch HĐQT của VNCB và Tổng Giám đốc Tập đoàn Thiên Thanh, Danh đã thực hiện chức năng vay, cho vay và các thủ thuật chuyển tiền từ DN vào ngân hàng và ngược lại.

Trong những ngày xét xử trước, các bị cáo là đồng phạm và cấp dưới của Danh đều khai làm theo sự chỉ đạo của bị cáo này. Tại tòa, Danh cho biết, bản thân muốn xây dựng một ngân hàng hoàn toàn mới để phục vụ cho ngành xây dựng và đề xuất này đã không được chấp thuận nhưng lại được gợi ý tái cơ cấu Ngân hàng Đại Tín. Từ đó, đề án tái cơ cấu Ngân hàng Đại Tín đã được Danh giao cho bị cáo Phan Thành Mai viết. Trong đề án tái cơ cấu, Danh là đại diện cho nhóm cổ đông mới. Tuy nhiên, Danh cũng thừa nhận, do bối cảnh khó khăn nên một số người có khả năng tài chính trong nhóm cổ đông đã từ chối.

Danh cũng cho biết thêm, trong quá trình tìm hiểu về nguồn tiền để tái cơ cấu Ngân hàng Đại Tín, bị cáo vẫn rất tự tin là sẽ thực hiện được vì lúc đó Tập đoàn Thiên Thanh đang kinh doanh tốt, quản lý nguồn bất động sản lớn, số dư tài khoản có nhiều ở các ngân hàng, trong đó riêng ở Ngân hàng Đầu tư đã có khoảng hơn 1.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, khi triển khai thực hiện đề án, bị cáo đã bị “sốc” vì chi phí chăm sóc khách hàng quá lớn, có lúc lên đến 6 - 7%. Trong hoàn cảnh đó, Danh đã đưa một danh sách gồm 20 cá nhân (trong đó có những người thân của bị cáo, 2 bị cáo trong vụ án này và một pháp nhân là Tập đoàn Thiên Thanh) gửi Ngân hàng Nhà nước để Thủ tướng Chính phủ đồng ý cho phép nhận chuyển nhượng cổ phẩn từ nhóm của bà Hứa Thị Phấn (cổ đông cũ).

Trả lời câu hỏi của HĐXX về việc tại sao biết đến Ngân hàng Đại Tín, Danh khai, bị cáo biết đến ngân hàng này thông qua Hà Văn Thắm - nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Đại Dương. Sau nhiều lần tiếp xúc, Danh có đặt vấn đề về xây dựng một ngân hàng mới trong lĩnh vực xây dựng thì được Thắm giới thiệu cho Ngân hàng Đại Tín. Trước khi tiếp quản ngân hàng này, Danh đã trả cho Thắm tiền chi phí chăm sóc khách hàng sau khi chốt lại là 500 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến khi tiếp quản, bị cáo còn trả một số tiền rất lớn để chăm sóc khách hàng cho các chi nhánh ngân hàng của nhóm bà Phấn. Theo Danh, số tiền 500 tỷ đồng mà bị cáo đưa cho Thắm có giấy tờ, còn tiền bỏ ra chăm sóc khách hàng thì không có giấy tờ. Trong quá trình xét hỏi, Danh cho biết, do đầu tư quá nhiều tiền nên mình bị "sa lầy" và không thể rút khỏi Ngân hàng Đại Tín. Vì vậy, trước tòa, bị cáo cho rằng mình chỉ là “nạn nhân” của ngân hàng này.
Trong phần thẩm tra lý lịch, khi được HĐXX hỏi, Danh khai từng học quản trị kinh doanh nhưng lại... không nhớ học ở đâu. Vì vậy, HĐXX đã công bố hồ sơ cho thấy, trong lý lịch gửi Ngân hàng Nhà nước để xin tái cơ cấu ngân hàng, Danh khai mình học đại học ngành quản trị kinh doanh tại trường Đại học Kinh tế Sài Gòn và bằng thạc sĩ tại Australia. Thế nhưng, sau khi xác minh thì trường Đại học Kinh tế Sài Gòn khẳng định không có ai tên Phạm Công Danh từng học tại trường và bằng đại học của Danh là bằng giả. HĐXX cho biết, sẽ truy tố Danh tội sử dụng bằng cấp giả nếu đủ căn cứ.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Lào Cai gỡ vướng trong công tác giải phóng mặt bằng Dự án đường dây 500kV

Lào Cai gỡ vướng trong công tác giải phóng mặt bằng Dự án đường dây 500kV

04 Jul, 08:56 PM

Kinhtedothi- Mặc dù các phương án bồi thường và tái định cư đã được phê duyệt, nhưng đến đầu tháng 7/2025, nhiều địa phương vẫn chưa hoàn tất việc chi trả và thu hồi đất cho Dự án đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên. Lãnh đạo tỉnh yêu cầu khẩn trương tháo gỡ những điểm nghẽn, tránh ảnh hưởng đến tiến độ chung.

Sẽ vinh danh 20 gương thanh niên sống đẹp tiêu biểu năm 2025

Sẽ vinh danh 20 gương thanh niên sống đẹp tiêu biểu năm 2025

04 Jul, 02:25 PM

Kinhtedothi - Giải thưởng Thanh niên sống đẹp năm 2025 sẽ tuyên dương 20 gương thanh niên tiêu biểu trên các lĩnh vực. Các cá nhân được nhận giải thưởng “Thanh niên sống đẹp” là những người có những hành động đẹp, tạo sự lan tỏa, truyền năng lượng tích cực cho xã hội, đặc biệt là các bạn trẻ.

Thủ tướng nêu thời hạn với “3 nhiệm vụ lớn”

Thủ tướng nêu thời hạn với “3 nhiệm vụ lớn”

03 Jul, 09:44 PM

Kinhtedothi - Theo thông báo của Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có chỉ đạo cụ thể về tiến độ đối với các công tác: xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước; các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải; thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công năm 2025.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ