Phân tán rủi ro, đa dạng hoá thị trường xuất khẩu
Kinhtedothi - Việt Nam đang đứng trước cơ hội “vàng” để đa dạng hóa thị trường, giảm phụ thuộc vào Mỹ. Việc cần làm của các DN Việt hiện nay là thay đổi chiến lược xuất khẩu, chuyển từ cạnh tranh giá rẻ sang chất lượng, xanh hoá và bền vững nhằm đáp ứng yêu cầu thị trường.
Rộng mở cơ hội đa dạng hoá thị trường
Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, “cuộc chơi” thương mại toàn cầu đã thay đổi nên Việt Nam cần đa dạng hóa thị trường và sản phẩm để tránh phụ thuộc vào một thị trường lớn. Vì vậy, chiến lược sống còn trong giai đoạn tới là đa dạng hóa cả về thị trường lẫn ngành hàng và gia tăng giá trị đóng góp của Việt Nam vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Chế biến dứa xuất khẩu. Ảnh minh hoạ
Không chỉ tập trung vào các thị trường truyền thống, Việt Nam cần mạnh dạn khai thác các thị trường tiềm năng như Trung Đông, Nam Mỹ hay châu Phi. Mặt khác, cần tránh phụ thuộc quá mức vào một vài ngành hàng xuất khẩu chủ lực mà nên mở rộng ngành hàng Halal, chế biến sâu…
Ngay cả khi chấp nhận quy mô xuất khẩu giảm nhưng nếu giá trị gia tăng trong xuất khẩu tăng lên, tăng trưởng vẫn có thể đạt được. Khi đó, lợi ích mang lại cho nền kinh tế vẫn được đảm bảo, đồng thời giảm thiểu rủi ro từ biện pháp thuế quan của nền kinh tế lớn.
Đề cập về tiềm năng của thi trường EU, Trưởng cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Thuỵ Điển, kiêm nhiệm thị trường Bắc Âu Nguyễn Thị Hoàng Thuý cho biết: EU và Bắc Âu nhờ ổn định chính trị và khung hợp tác Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) đang nổi lên như cửa ngõ chiến lược cho xuất khẩu Việt Nam. Thời điểm này, điều quan trọng là DN Việt Nam cần tận dụng cơ hội để tái định vị hàng Việt trên bản đồ thương mại toàn cầu không chỉ là rẻ mà còn là chất lượng xanh.
Đại sứ, Trưởng Phái đoàn EU tại Việt Nam Julien Guerrier cho rằng, EU và Việt Nam nên biến thách thức từ mức thuế quan mới của Mỹ thành cơ hội để tạo thêm lợi ích cho thương mại và đầu tư giữa hai bên. Thời gian tới, EU – Việt Nam có thể tiếp tục hợp tác trong những lĩnh vực tiềm năng như: phát triển nguồn nhân lực, giáo dục, kinh tế số, kinh tế xanh và tuần hoàn, trí tuệ nhân tạo, đổi mới sáng tạo và chất bán dẫn.
Giảm thiểu rủi ro, thay đổi chiến lược xuất khẩu
Chia sẻ về giải pháp phân tán rủi ro trước sự ảnh hưởng chính sách thuế quan mới của Mỹ, Giám đốc điều hành Công ty CP Lâm Việt Nguyễn Thanh Lam cho hay: “Mỹ đang chiếm 50% doanh thu của đơn vị. Mặc dù công ty cũng đã nhận đơn hàng đến hết quý III/2025, song chúng tôi đã đàm phán với đối tác khách hàng và thống nhất rủi ro sẽ cùng chia sẻ. Một mặt, công ty đang hướng đến xuất khẩu trực tuyến, trong tháng 4 này, sẽ có 3 container hàng được xuất khẩu và thử bán trên sàn thương mại điện tử Amazon.”

Sản xuất giày da xuất khẩu. Ảnh minh hoạ
Nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu thị trường, Tổng Giám đốc Tổng Công ty May 10 Thân Đức Việt thông tin, chuẩn bị cho mục tiêu dài hạn là tiếp tục mở rộng sản xuất và xuất khẩu, May 10 đã dần chuyển dịch sang sản xuất xanh, bắt đầu từ đầu tư thiết bị tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm điện, sử dụng năng lượng tái tạo như điện mặt trời.
Ngoài ra, May 10 còn ký thỏa thuận với các nhà cung ứng nguyên vật liệu trong nước và quốc tế với mục tiêu tăng tỷ trọng sử dụng sợi tái chế trong sản phẩm, tăng sử dụng sợi hữu cơ đối với những sản phẩm mới để có thể đáp ứng yêu cầu về xanh hóa.
TS Tô Hoài Nam - Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam khuyến nghị, các DN cần thay đổi cấu trúc chuỗi cung ứng theo hướng phân tán rủi ro, mở rộng nhiều thị trường khác nhau. Bởi, việc DN phụ thuộc vào thị trường truyền thống khi xảy ra biến động về thuế quan cũng như các hàng rào tiêu chuẩn kỹ thuật sẽ dễ rơi vào thế bị động, không có phương án thích ứng, thay thế trong lúc cấp bách.
Ngoài ra, DN cần tập trung đầu tư phát triển các dòng sản phẩm xanh, sạch, thân thiện với môi trường. Đây là xu hướng tất yếu của tiêu dùng toàn cầu, đồng thời cũng giúp hàng Việt dễ dàng vượt qua các hàng rào kỹ thuật và tiêu chuẩn khắt khe. Nếu nắm bắt tốt, không chỉ là câu chuyện với thị trường EU, Việt Nam hoàn toàn có thể định vị được vị thế trong chuỗi cung ứng toàn cầu, thành nhà cung cấp chiến lược và được nhà đầu tư, người tiêu dùng coi trọng.
Trích dẫn
Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng và các biến động kinh tế - chính trị quốc tế ngày càng phức tạp, việc chủ động khai phá các thị trường mới nổi, thị trường ngách hoặc các thị trường thay thế là yêu cầu cấp thiết. Đây là hướng đi không chỉ nhằm đa dạng hóa thị trường, mà còn giúp Việt Nam tăng cường tính bền vững cho kim ngạch xuất khẩu, giảm lệ thuộc vào một vài thị trường trọng điểm.

Tận dụng "khoảng lặng" thuế quan, doanh nghiệp Việt tăng tốc xuất khẩu
Kinhtedothi - Việc cần làm ngay của các DN Việt Nam là phải thỏa thuận với các nhà nhập khẩu Mỹ cùng chia sẻ rủi ro, tranh thủ xuất khẩu các đơn hàng đã ký kết; đồng thời, khẩn trương điều chỉnh chiến lược hoạt động kinh doanh và chủ động các biện pháp ứng phó lâu dài.

Xuất khẩu gạo đón tín hiệu tích cực
Kinhtedothi – Hơn 1 tháng qua, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam luôn duy trì đà tăng nhẹ. Nhờ lợi thế gạo thơm và gạo chất lượng cao chiếm tỷ trọng lớn mà gạo Việt Nam giữ được giá xuất khẩu cao, không bị áp lực cạnh tranh bởi gạo Pakistan hay Ấn Độ.

Hướng dẫn xử lý biện pháp phòng vệ thương mại áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam
Kinhtedothi - Chính phủ ban hành Nghị định số 86/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương về các biện pháp phòng vệ thương mại.