Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Pháp luật về công nghiệp công nghệ số: đòn bẩy để Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Kinhtedothi-Đó là khẳng định của GS.TS.Phan Trung Lý - nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Viện trưởng Viện Nghiên cứu pháp luật và xã hội tại Hội thảo khoa học cấp quốc gia với chủ đề “Vấn đề pháp luật về công nghệ số, kinh tế số – khung pháp lý và công nghiệp công nghệ số trong kỷ nguyên chuyển đổi số”.

Xây dựng khung pháp lý cho nền kinh tế số và công nghệ số

Nhằm góp phần xây dựng khung pháp lý cho nền kinh tế số và công nghệ số tại Việt Nam trong gia đoạn hiện nay, Khoa Luật và Khoa học chính trị - Trường Đại học Công nghiệp TP Hồ Chí Minh (IUH) cùng với Viện Nghiên cứu pháp luật và xã hội phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia với chủ đề: “Vấn đề pháp luật về công nghệ số, kinh tế số - khung pháp lý và công nghiệp công nghệ số trong kỷ nguyên chuyển đổi số”, ngày 5/6, tại cơ sở chính của IUH, số 12 đường Nguyễn Văn Bảo (phường 4, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh).

Toàn cảnh hội thảo khoa học cấp quốc gia ngày 5/6 tại TP Hồ Chí Minh.

Hội thảo là diễn đàn khoa học quan trọng quy tụ các nhà nghiên cứu, chuyên gia pháp lý, đại diện DN công nghệ và cơ quan quản lý Nhà nước. Hội thảo nhận được hơn 200 bài viết của các tác giả trên cả nước gửi về, các bài viết thảo luận, đánh giá toàn diện những thách thức pháp lý và định hướng hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo điều kiện thúc đẩy ngành công nghiệp công nghệ số và phát triển nền kinh tế số quốc gia.

Các diễn giả và chuyên gia chuyên sâu về công nghiệp công nghệ số tham gia thảo luận tại hội thảo.

Chủ trị hội thảo, GS.TS Phan Trung Lý - nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Viện Nghiên cứu pháp luật và xã hội nhận định, dưới góc nhìn pháp lý, công nghiệp công nghệ số không chỉ là một ngành sản xuất – kinh doanh mà còn là một đối tượng điều chỉnh pháp luật đặc thù, gắn liền với vấn đề chủ quyền số, an ninh dữ liệu, quyền công dân trong môi trường số và kiểm soát quyền lực công bằng công nghệ.

“Pháp luật về công nghiệp công nghệ số không chỉ là công cụ điều chỉnh mà còn là đòn bẩy thể chế, tạo động lực cho phát triển đột phá trong kỷ nguyên mới. Trong bối cảnh Đảng ta xác định yêu cầu “phát triển bứt phá khoa học - công nghệ - đổi mới sáng tạo”, việc hoàn thiện và thực thi hiệu quả pháp luật về công nghiệp công nghệ số sẽ góp phần kiến tạo nên nền tảng thể chế hiện đại, đưa Việt Nam vươn lên mạnh mẽ, làm chủ công nghệ, hội nhập sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu” - GS.TS Phan Trung Lý nhấn mạnh.

GS.TS.Phan Trung Lý - nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Viện Nghiên cứu pháp luật và xã hội trình bày tham luận tại hội thảo.

Phát biểu tại hội thảo, PGS.TS.Lê Bộ Lĩnh - nguyên Phó Tổng thư ký Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội cũng cho rằng, để tạo lập một khuôn khổ pháp lý vững chắc cho ngành công nghiệp công nghệ số là một chặng đường dài và đầy thách thức, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đang nỗ lực chuyển mình trong kỷ nguyên số. Có nhiều vấn đề cốt lõi cần xem xét để xây dựng hệ thống pháp luật hiệu quả, từ bản chất đặc thù của công nghệ số đến các lĩnh vực ưu tiên và thách thức chính trong việc thực thi pháp luật.

PGS.TS.Lê Bộ Lĩnh - nguyên Phó Tổng thư ký Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội trình bày tham luận tại hội thảo.

“Việt Nam cần tiếp cận một cách linh hoạt với các quy định pháp lý, xây dựng các nguyên tắc đạo đức trong công nghệ và đẩy mạnh hợp tác quốc tế. Đồng thời, việc thiết lập các diễn đàn để tổ chức các cuộc đối thoại đa bên giữa DN, chuyên gia và các cơ quan Nhà nước sẽ góp phần quan trọng trong việc xây dựng một khung pháp lý bảo vệ quyền lợi của người dân, đồng thời thúc đẩy ngành công nghiệp công nghệ số phát triển bền vững. Việc tạo lập khuôn khổ pháp lý cho công nghiệp công nghệ số là một quá trình liên tục và đòi hỏi sự đồng bộ, tầm nhìn xa. Vấn đề và yêu cầu đặt ra cho Việt Nam là xây dựng khung pháp lý vừa thúc đẩy đổi mới, vừa bảo vệ quyền lợi của người dân và an ninh quốc gia trong kỷ nguyên số. Điều này không thể chỉ giải quyết trong khuôn khổ Luật Công nghiệp công nghệ số” - PGS.TS Lê Bộ Lĩnh nói.

PGS.TS. Lê Minh Hùng - Trưởng Khoa Luật & Khoa học chính trị (IUH) trình bày tham luận tại hội thảo.

PGS.TS. Lê Minh Hùng - Trưởng Khoa Luật & Khoa học chính trị (IUH) cũng kiến nghị, các giải pháp hoàn thiện khung pháp luật Việt Nam về AI theo hướng tiếp cận dựa trên rủi ro, tích hợp quy phạm đạo đức, xác lập rõ trách nhiệm pháp lý và bảo đảm quyền cá nhân trong môi trường số. Đồng thời đề xuất điều chỉnh, bổ sung dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số, nhằm bảo đảm tính thống nhất, khả thi và hiệu lực thực thi. Đây là đóng góp bước đầu có ý nghĩa học thuật và thực tiễn, làm cơ sở cho các nỗ lực xây dựng pháp luật AI tại Việt Nam thời gian tới.

GS.TS. Lê Minh Tâm - nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Luật Hà Nội trình bày tham luận tại hội thảo.

GS.TS. Lê Minh Tâm - nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Luật Hà Nội đánh giá, công nghiệp công nghệ số là một lĩnh vực mới, một ngành kinh tế có vị trí, vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong kỷ nguyên mới. Để công nghiệp công nghệ số có thể trở thành một trong những ngành kinh tế trọng điểm, có đóng góp lớn vào GDP, là động lực nội sinh thúc đẩy toàn bộ quá trình chuyển đổi số trong toàn xã hội, đồng thời tạo nền tảng cho Việt Nam hội nhập sâu vào xu thế công nghệ toàn cầu, thì trước hết phải nâng cao nhận thức về công nghiệp công nghệ số, về vai trò của pháp luật trong phát triển công nghiệp công nghệ số và phải chú trọng xây dựng, hoàn thiện khung pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp công nghệ số.

“Trước mắt, cần khẩn trương hoàn thiện dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số và Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân trình Quốc hội ban hành, tạo cơ sở cho việc hoàn thiện hệ thống quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ số” - GS.TS Lê Minh Tâm nói.

PGS.TS.Phạm Hữu Nghị - Viện Nghiên cứu pháp luật và xã hội, nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Nhà nước và Pháp luật trình bày tham luận tại hội thảo.

Yêu cầu cấp bách hiện nay

PGS.TS Phạm Hữu Nghị - Viện Nghiên cứu pháp luật và xã hội, nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Nhà nước và Pháp luật đánh giá, phát triển công nghiệp công nghệ số đã trở thành yêu cầu cấp bách hiện nay. Để tạo điều kiện thuận lợi cho công nghiệp công nghệ số phát triển mạnh mẽ và bền vững trong thời gian tới, theo ông, Nhà nước cần quan tâm xây dựng và hoàn thiện thể chế pháp luật cho ngành kinh tế - kỹ thuật mang tầm chiến lược này. Bên cạnh đó, cần có cách tiếp cận mềm dẻo khi soạn thảo, thông qua các văn bản pháp luật về công nghiệp công nghệ số, vì đây là là lĩnh vực rất mới. Không thể/không nên cầu toàn trong xây dựng và hoàn thiện pháp luật về công nghiệp công nghệ số. Luật Công nghiệp công nghệ số chỉ đưa ra quy định khung, Chính phủ quy định cụ thể, chi tiết cho phù hợp với thực tiễn phát triển của lĩnh vực này.

Các khách mời tích cực trao đổi tại hội thảo.

Tại hội thảo, ý kiến thảo luận của các đại biểu, do PGS.TS. Đàm Sao Mai - Phó Hiệu trưởng IUH và GS.TS Phan Trung Lý làm ban chủ tọa điều hành, cùng với các nhà khoa học hàng đầu diễn giả uy tín cùng tham gia, chia sẻ ý kiến thảo luận.

Hội thảo sẽ là cơ hội để kết nối tri thức, chia sẻ kinh nghiệm đến từ các chuyên gia, nhà nghiên cứu, đại diện các DN, cơ quan Nhà nước từ đó đề xuất các giải pháp thiết thực phục vụ công tác hoạch định chính sách và xây dựng pháp luật về công nghiệp công nghệ số trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 và chuyển đổi số quốc gia.

Bước tiến chiến lược từ công nghiệp công nghệ số

Bước tiến chiến lược từ công nghiệp công nghệ số

Công nghiệp công nghệ số thúc đẩy cách mạng chuyển đổi số

Công nghiệp công nghệ số thúc đẩy cách mạng chuyển đổi số

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Đại hội Đảng bộ Sở Du lịch Hà Nội nhiệm kỳ 2025- 2030: Đưa Hà Nội thành “đầu tàu" du lịch cả nước

Đại hội Đảng bộ Sở Du lịch Hà Nội nhiệm kỳ 2025- 2030: Đưa Hà Nội thành “đầu tàu" du lịch cả nước

24 Jun, 03:04 PM

Kinhtedothi- Trong nhiệm kỳ tới, Đảng bộ Sở Du lịch Hà Nội cần tăng cường chỉ đạo các bộ phận thực hiện công tác đón khách quốc tế chất lượng cao, đưa Hà Nội thành “đầu tàu” du lịch cả nước. Đó là ý kiến chỉ đạo của Thành ủy viên, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền tại Đại hội Đảng bộ Sở Du lịch Hà Nội lần thứ 2 nhiệm kỳ 2025-2030 tổ chức sáng 24/6.

Công nghệ cảnh báo lũ lụt radar X-band lần đầu được ứng dụng tại Việt Nam

Công nghệ cảnh báo lũ lụt radar X-band lần đầu được ứng dụng tại Việt Nam

24 Jun, 02:08 PM

Kinhtedothi - Ngày 24/6, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) tổ chức Hội thảo khởi động Dự án “Nền tảng quản lý rủi ro do tác động của mưa cực đoan ở khu vực nông thôn và thành thị ở Việt Nam” với sự tài trợ từ Chính phủ vùng Flanders (Vương quốc Bỉ).

MB chọn lối đi riêng gỡ nút thắt vốn cho doanh nghiệp siêu nhỏ

MB chọn lối đi riêng gỡ nút thắt vốn cho doanh nghiệp siêu nhỏ

24 Jun, 11:25 AM

Kinhtedothi - Trong khi phần lớn ngân hàng vẫn đặt “sổ đỏ” làm chuẩn đánh giá tín dụng, MB tiên phong dùng dữ liệu vận hành để cấp vốn cho doanh nghiệp nhỏ – một giải pháp mang tính “cởi trói” trong bối cảnh dòng tiền đang là rào cản lớn nhất với hơn 90% doanh nghiệp tại Việt Nam.

Dưa hấu hữu cơ kỳ vọng mở đường mới cho nông sản

Dưa hấu hữu cơ kỳ vọng mở đường mới cho nông sản

24 Jun, 11:08 AM

Kinhtedothi - Trong bối cảnh nông dân Quảng Ngãi thường xuyên lao đao vì giá dưa hấu bấp bênh, lệ thuộc thị trường Trung Quốc, mô hình trồng dưa hữu cơ  mở ra hướng đi bền vững, tạo cơ hội nâng tầm nông sản này thành hàng chất lượng cao.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ