Kinhtedothi - Hội nghị thượng đỉnh thường niên về kêu gọi đầu tư nước ngoài của Pháp năm 2024 mang tên Choose France thu hút tổng nguồn vốn FDI cam kết lên tới 16,2 tỷ USD, cao hơn con số được ghi nhận vào năm ngoái là 14 tỷ USD.
Tổng thống Emmanuel Macron đã khai mạc sự kiện vào thứ Hai. Ảnh.REUTERS
Pháp hiện là nền kinh tế lớn thứ hai của khu vực châu Âu nhưng đang phải đối mặt với những thách thức về thâm hụt ngân sách và tăng trưởng kinh tế quý đầu tiên chậm chạp. Hội nghị Choose France (tạm dịch là Lựa chọn nước Pháp) nhằm củng cố danh tiếng và địa vị của Paris là một trung tâm giao thương hàng đầu châu Âu.
Paris cũng thường đứng sau New York và London với vai trò là trung tâm tài chính toàn cầu. Bảng xếp hạng được công ty tư vấn Z/Yen công bố vào tháng 3 cho thấy New York tiếp tục là trung tâm tài chính hàng đầu thế giới, với London đứng ở vị trí kế tiếp.
Phủ Tổng thống Pháp cho biết con số 16,2 tỷ USD vốn cam kết đến trải dài trên 56 lĩnh vực khác nhau, đáng chú ý có công nghệ, trí tuệ nhân tạo (AI) và tài chính.
Vào cuối tuần qua, Pháp cho biết Amazon sẽ công bố khoản đầu tư 1,2 tỷ euro tại sự kiện, trong khi các công ty lĩnh vực chăm sóc sức khỏe hàng đầu Pfizer và AstraZeneca cũng thông báo khoản đầu tư trị giá gần 1 tỷ USD.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Pháp Bruno Le Maire cũng sẽ tổ chức cuộc họp vào thứ Hai với các giám đốc điều hành của những doanh nghiệp lớn như JPMorgan, Goldman Sachs, Morgan Stanley và Bank of America.
Kinhtedothi - Giờ đây, Bắc Kinh đã đặt hy vọng vào Pháp, điểm đến đầu tiên trong chuyến công du ba nước châu Âu của ông Tập, để thúc đẩy khối này áp dụng chính sách Trung Quốc “tích cực và thực dụng” hơn.
Kinhtedothi - Theo Công ty Kiểm toán Ernst & Young, chiến lược tăng cường sức hấp dẫn đối với đầu tư nước ngoài được Pháp triển khai từ năm 2017, là một trong những yếu tố quan trọng để đưa nước Pháp trở thành điểm đến đầu tư hấp dẫn nhất châu Âu trong suốt 5 năm qua.
Kinhtedothi - Nội dung cuộc họp giữa hai nhà lãnh đạo tập trung giải quyết các khúc mắc liên quan đến tranh chấp thương mại, bao gồm áp thuế đối với sản phẩm rượu mạnh và nỗ lực ngoại giao liên quan đến Ukraine.
Kinhtedothi - Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đầy biến động, những cuộc đối đầu giữa Tổng thống Donald Trump và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Jerome Powell tiếp tục gây chú ý, đưa nền kinh tế Mỹ vào viễn cảnh bất an.
Kinhtedothi - Hàng nghìn người tại nhiều thành phố khác nhau trên khắp nước Mỹ đã xuống đường biểu tình phản đối các chính sách gây tranh cãi của Tổng thống Donald Trump, bao gồm việc trục xuất người nhập cư, sa thải hàng loạt trong bộ máy chính phủ, cũng như hai cuộc xung đột tại Gaza và Ukraine.
Kinhtedothi - Trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị giữa Mỹ và Trung Quốc tiếp tục leo thang, các biện pháp kiểm soát xuất khẩu chip mới của Tổng thống Donald Trump đã giáng một đòn mạnh vào ngành công nghiệp bán dẫn tại Mỹ.
Kinhtedothi – Giá vàng toàn cầu đang trong hành trình tăng mạnh chưa từng có, vượt ngưỡng 3.350 USD/ounce và có thể tiếp tục lập đỉnh trong nửa cuối năm 2025. Đà tăng này được thúc đẩy bởi căng thẳng thương mại Mỹ – Trung, kỳ vọng lãi suất giảm, đồng USD suy yếu và lực mua kỷ lục từ các ngân hàng trung ương.