Phát hiện 10.000 đôi bít tất giả mạo thương hiệu Uniqlo, Slazenger
Kinhtedothi- Đại diện Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước thông tin, cơ quan này vừa tiến hành kiểm tra Công ty TNHH Sản xuất và Kinh doanh Sơn Vân Nam, tại xã La Phù (Hoài Đức) đã phát hiện một lượng lớn tất chân có dấu hiệu giả xuất xứ và nhãn hiệu đã đăng ký bảo hộ tại Việt Nam.
Theo ghi nhận của đơn vị chức năng, tại thời điểm kiểm tra trên mặt sàn rộng hơn 300m², căn nhà cấp 4 được chia thành nhiều khu vực nhỏ được Công ty TNHH Sản xuất và kinh doanh Sơn Vân Nam sử dụng làm nơi sản xuất, đóng gói và hoàn thiện các sản phẩm, chủ yếu là tất chân.
Cơ sở sản xuất này đã đăng ký thành lập từ năm 2012, với danh mục đăng ký kinh doanh gồm hàng chục ngành nghề khác nhau từ sản xuất trang phục dệt kim, hàng may sẵn, sản xuất sợi, bán buôn máy móc, thiết bị đến bán buôn gạo... Với 32 máy dệt công nghiệp phục vụ cho việc sản xuất hàng hóa hoạt động tối đa công suất. Hàng chục nhân công, đang sắp xếp sản phẩm theo từng nhãn hiệu khác nhau để sẵn sàng đóng gói.

Tuy nhiên, bằng hoạt động nghiệp vụ, đoàn kiểm tra phát hiện tại xưởng sản xuất cất giấu nhiều sản phẩm mang thương hiệu Uniqlo, Slazenger… có dấu hiệu sản xuất hàng giả và giả mạo xuất xứ. Xét thấy cơ sở có dấu hiệu sản xuất hàng giả, Phòng Nghiệp vụ Quản lý thị trường (Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước) đã mời PC03, Công an TP. Hà Nội và Đội Quản lý thị trường số 24, Chi cục Quản lý thị trường TP. Hà Nội phối hợp kiểm tra.
Trong quá trình kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện trong dữ liệu của máy còn lưu các tiêu bản thể hiện nhiều thương hiệu khác nhau đã được cơ sở sản xuất trước đó. Đoàn kiểm tra còn ghi nhận một lượng lớn tem, nhãn mác có dấu hiệu giả mạo nguồn gốc xuất xứ Hàn Quốc, Nhật Bản…Tiến hành đối chiếu hóa đơn cơ sở cung cấp, lực lượng chức năng tạm giữ một số lượng lớn nguyên liệu, nhãn mác, tem, cùng gần 10.000 đôi tất có dấu hiệu giả xuất xứ, nhãn hiệu. Đồng thời niêm phong toàn bộ các máy móc có dấu hiệu sản xuất hàng giả để xác minh, nếu có dấu hiệu hình sự sẽ chuyển cho cơ quan công an xử lý theo quy định của pháp luật.

Nhằm tổ chức thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 17/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả trong tình hình mới (Chỉ thị số 13/CT-TTg); Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 1398/QĐ-BCT về Kế hoạch cao điểm giám sát, kiểm tra, xử lý các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong tình hình mới.

Kẹo rau củ Kera là hàng giả, cơ quan chức năng tìm người bị hại
Cơ quan Công an xác định sản phẩm thực phẩm bổ sung kera SuperGreens Gummies (kẹo Kera) là "hàng giả" và đã được Công ty Tập đoàn Chị Em Rọt bán ra thị trường 135.325 hộp.

Chống hàng giả, bảo vệ thương hiệu doanh nghiệp Việt
Kinhtedothi - Thời gian qua, hoạt động chống hàng giả, hàng nhập lậu giả mạo xuất xứ không chỉ bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng mà còn góp phần bảo vệ thương hiệu, lấy lại niềm tin cho người tiêu dùng trong nước với sản phẩm Việt.

Địa phương phải chịu trách nhiệm nếu để xảy ra hiện tượng hàng giả, hàng lậu
Kinhtedothi - Nếu để xảy ra hiện tượng hàng giả, hàng lậu ở địa phương nào thì địa phương đó phải chịu trách nhiệm, các lực lượng chức năng phải đẩy mạnh kiểm tra, xử lý triệt để. Đó là chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền tại Hội nghị triển khai thực hiện công điện, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về mở đợt cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ ngày (21/5).