Phát hiện bé gái 5 tuổi dương tính với cúm A(H5) sau 8 năm
Đây là ca bệnh cúm A(H5) trên người mới nhất tại Việt Nam kể từ tháng 2/2014. Tích lũy từ năm 2003 đến nay, cả nước ghi nhận 128 trường hợp nhiễm cúm A(H5).
Thông tin về ca bệnh này, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương Trần Như Dương cho biết, ngay sau khi xác định được ca bệnh, viện đã cử đội phòng, chống dịch cơ động đến Phú Thọ để phối hợp với các cơ quan liên quan điều tra dịch tễ. Việc phát hiện kịp thời, khoanh vùng, kiểm soát ngay đã giúp ngăn ngừa nguy cơ lây lan ra cộng đồng.

Đội phòng chống dịch cơ động cũng đã lấy 65 mẫu bệnh phẩm của những người tiếp xúc với bệnh nhân (cả tiếp xúc xa và tiếp xúc gần). Kết quả xét nghiệm cho thấy, tất cả mẫu bệnh phẩm đều âm tính với cúm A(H5). Hiện, tình hình sức khỏe của những người tiếp xúc với bệnh nhân hoàn toàn bình thường.
Theo Bộ Y tế, thời tiết hiện đang trong giai đoạn chuyển mùa, thuận lợi cho virus cúm gia cầm phát triển. Dự báo, trong thời gian tới, nguy cơ cúm gia cầm lây sang người là cao.
Vì vậy, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương đề nghị ngành Y tế các địa phương tăng cường giám sát, phát hiện sớm, điều tra trường hợp người nghi nhiễm các chủng cúm gia cầm, xử lý sớm, triệt để. Cùng với đó, rà soát các hướng dẫn chuyên môn về giám sát, phòng, chống cúm gia cầm trên người; xây dựng phương án phòng, chống dịch. Mặt khác, y tế các địa phương cần phối hợp với ngành thú y địa phương theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh cúm trên gia cầm để có các biện pháp dự phòng lây sang người và chuẩn bị sẵn sàng biện pháp ứng phó.
Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng đề nghị tăng cường tuyên truyền biện pháp phòng lây nhiễm cúm gia cầm lây sang người tại khu vực có gia cầm ốm, chết và những vùng có nguy cơ cao…
Để phòng, chống cúm lây từ gia cầm sang người, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đưa ra 5 biện pháp phòng bệnh mà người dân cần thực hiện, cụ thể: Không giết, mổ, sử dụng gia cầm ốm, chết không rõ nguyên nhân. Không buôn bán, sử dụng thịt, trứng và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc. Không ăn tiết canh, không ăn thịt, trứng gia cầm chưa được chế biến kỹ. Khi phát hiện có gia cầm ốm, chết, phải báo kịp thời cho chính quyền địa phương. Nếu xuất hiện các biểu hiện cúm có liên quan đến tiếp xúc với gia cầm, đến ngay cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời.

Tình hình dịch cúm A diễn biến bất thường ở trẻ em
Kinhtedothi - Hà Nội những ngày này, số lượng trẻ nhỏ mắc cúm A ngày một gia tăng nhiều hơn. Việc các phụ huynh chủ động phòng bệnh, tiêm vaccin cúm A cho con em mình là cần thiết để hạn chế tình trạng bệnh diễn biến nặng xảy ra.

Chưa phát hiện chủng cúm A có độc lực cao dù ca nhập viện tăng
Kinhtedothi - Đến nay, TP Hà Nội ghi nhận 2.065 trường hợp cúm. 4 tháng đầu năm 2022, mỗi tháng ghi nhận dưới 400 ca/tháng. Từ tháng 5 số ca mắc bắt đầu tăng lên 556 ca, tháng 6 gần 900 ca. Ca nhập viện do cúm tăng nhưng chưa ghi nhận chủng có độc lực cao.

Suy hô hấp vì mắc cúm A, nữ bệnh nhân 40 tuổi phải can thiệp ECMO
Kinhtedothi - Ngày 5/8, thông tin từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, bệnh viện đã tiếp nhận bệnh nhân nữ, 40 tuổi (ở Vĩnh Lộc, Thanh Hoá), được chuyển từ tuyến dưới đến với chẩn đoán suy hô hấp, cúm, viêm phổi.