Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Phạt nặng hành vi khai thác rừng trái pháp luật

Kinhtedothi - Chính phủ vừa ban hành Nghị định 35/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp.
Ảnh minh họa. Nguồn Internet

Theo đó, mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này là mức phạt tiền được áp dụng đối với cá nhân; mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực Lâm nghiệp đối với cá nhân là 500 triệu đồng. Tổ chức vi phạm áp dụng phạt tiền bằng 2 lần mức phạt tiền với cá nhân có cùng hành vi và mức độ vi phạm; mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực Lâm nghiệp đối với tổ chức là 1 tỷ đồng.
Trong đó, Nghị định quy định cụ thể mức phạt khai thác rừng trái pháp luật. Theo đó, khai thác trái pháp luật trong rừng sản xuất đối với gỗ loài thông thường phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật dưới 0,4m3 gỗ rừng trồng hoặc dưới 0,2m3 gỗ rừng tự nhiên; phạt tiền từ 1 - 5 triệu đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 0,4m3 đến dưới 1m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 0,2m3 đến dưới 0,5m3 gỗ rừng tự nhiên;... phạt tiền từ 70 - 100 triệu đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 15m3 - 20m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 7m3 đến dưới 10m3 gỗ rừng tự nhiên.
Đối với gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA, phạt tiền từ 1 - 3 triệu đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật dưới 0,3m3 gỗ rừng trồng hoặc dưới 0,2m3 gỗ rừng tự nhiên; đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 0,3m3 đến dưới 0,5m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 0,2m3 đến dưới 0,4m3 gỗ rừng tự nhiên thì sẽ bị phạt tiền từ 3 - 7 triệu đồng;... phạt tiền từ 150 - 200 triệu đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 10 m3 đến dưới 15m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 5m3 đến dưới 7m3 gỗ rừng tự nhiên.
Đối với gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA, phạt tiền từ 10 - 25 triệu đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật dưới 0,3m3; đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 0,3m3 đến dưới 0,5m3 thì sẽ bị phạt tiền từ 25 - 50 triệu đồng;...phạt tiền từ 75 - 100 triệu đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 0,7m3 đến dưới 1m3.
Nghị định cũng quy định cụ thể mức phạt hành vi khai thác trái pháp luật trong rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đối với gỗ loài thông thường, đối với gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA; đối với gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA; mức phạt đối với hành vi khai thác trái pháp luật rừng ngoài gỗ.

Nghị định có hiệu lực thi hành từ 10/6/2019.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Sửa đổi quy định về kiểm tra, xác định trị giá hải quan

Sửa đổi quy định về kiểm tra, xác định trị giá hải quan

03 Jul, 09:25 PM

Kinhtedothi - Chính phủ ban hành Nghị định số 167/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/1/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan.

Luật hóa quyền thu giữ tài sản bảo đảm, tăng thực quyền cho ngân hàng

Luật hóa quyền thu giữ tài sản bảo đảm, tăng thực quyền cho ngân hàng

28 Jun, 08:28 AM

Kinhtedothi - Sáng 27/6, với 435/443 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng. Đáng chú ý, Luật lần này đã luật hóa quyền thu giữ tài sản bảo đảm - một bước đi quan trọng nhằm tháo gỡ vướng mắc pháp lý, củng cố niềm tin thị trường, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người gửi tiền và tổ chức tín dụng.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ