Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Phát triển Chương trình OCOP tại Hà Nội: nâng chất để tăng sức cạnh tranh

Kinhtedothi - Từ năm 2021 đến nay, Hà Nội đã đánh giá, phân hạng được 2.263 sản phẩm OCOP, hoàn thành sớm trước 1 năm mục tiêu Chương trình số 04-CTr/TU của Thành uỷ giai đoạn 2021 - 2025. Dù vậy, việc nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP để tăng sức cạnh tranh đang là bài toán đặt ra.
Gạo nếp cái hoa vàng là sản phẩm OCOP của chủ thể xã Tân Minh (huyện Sóc Sơn).

Khách quan, minh bạch trong thẩm định

Cơ sở kinh doanh Phương Soát (phường Chương Dương, quận Hoàn Kiếm) là một trong những đơn vị đã được UBND TP Hà Nội cấp chứng nhận OCOP cho 3 sản phẩm gồm: bánh quy vừng vòng, bánh quy trứng nhện và bánh Sampa.

Chị Đinh Thị Tú Anh - Chủ cơ sở kinh doanh Phương Soát cho biết, đây là lần đầu tiên tham gia Chương trình OCOP. “Hội đồng OCOP TP tiến hành đánh giá rất chặt chẽ đối với 3 sản phẩm của chúng tôi. Điểm số đánh giá của TP thấp hơn so với của Hội đồng OCOP quận…” - chị Tú Anh chia sẻ thêm.

Thực tế cho thấy, từ năm 2021 đến nay, thông qua đánh giá, rất nhiều chủ thể OCOP trên địa bàn Hà Nội đã không đáp ứng được các tiêu chí đặt ra. Hàng trăm sản phẩm đã được Hội đồng OCOP TP, Hội đồng OCOP của các quận, huyện trả lại, yêu cầu khắc phục, hoàn thiện.

Phó Chánh Văn phòng chuyên trách Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội Ngọ Văn Ngôn cho biết, ngay từ giai đoạn đầu thực hiện Chương trình OCOP, TP chủ trương không chạy theo số lượng sản phẩm. Chính vì vậy, việc đánh giá, phân hạng được thực hiện nghiêm túc, bảo đảm khách quan, công tâm.

“Thành viên Hội đồng OCOP đến từ nhiều sở ngành của TP, bám sát các tiêu chí được quy định tại Quyết định số 1048/QĐ-TTg và Quyết định số 781/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, cũng như quy chế hoạt động của Hội đồng OCOP TP để bảo đảm các sản phẩm được cấp sao là xứng đáng…” - ông Ngọ Văn Ngôn nói thêm.

Quản chặt và nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP đang là yêu cầu đặt ra.

Để OCOP trở thành thương hiệu mạnh

Theo thống kê của Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội, lũy kế từ năm 2019, khi Chương trình OCOP được Thủ tướng Chính phủ phát động, đến nay TP đã đánh giá, phân hạng được 3.317 sản phẩm OCOP, trong đó có 6 sản phẩm 5 sao, 22 sản phẩm tiềm năng 5 sao, 1.571 sản phẩm 4 sao và 1.718 sản phẩm 3 sao.

Thực hiện Chương trình số 04-CTr/TU của Thành uỷ khoá XII, từ năm 2021 đến nay, Hội đồng OCOP TP đã đánh giá, phân hạng được 2.263 sản phẩm OCOP, trong đó có 11 sản phẩm tiềm năng 5 sao, 840 sản phẩm 4 sao và 1.412 sản phẩm 3 sao.

Kết quả trên không chỉ đưa Hà Nội trở thành địa phương có số lượng sản phẩm được đánh giá, phân hạng OCOP nhiều nhất cả nước, mà còn hoàn thành sớm trước 1 năm mục tiêu Chương trình số 04-CTr/TU của Thành uỷ khoá XVII giai đoạn 2021 - 2025 (phấn đấu công nhận được ít nhất 2.000 sản phẩm OCOP).

Theo Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội Nguyễn Xuân Đại, trong giai đoạn đầu thực hiện Chương trình OCOP, TP chủ trương khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia. Tuy nhiên để tăng sức cạnh tranh, tạo dựng được thương hiệu mạnh cho sản phẩm OCOP, trong giai đoạn tới, TP sẽ tập trung phát triển các sản phẩm chế biến sâu, đặc sản bản địa.

Cũng theo ông Nguyễn Xuân Đại, để kiểm soát chất lượng sản phẩm OCOP, hàng năm, TP đều thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra việc triển khai Chương trình OCOP và thực tế hoạt động sản xuất tại các cơ sở. Qua giám sát, kịp thời nhắc nhở, chấn chỉnh, thậm chí là thu hồi giấy chứng nhận sản phẩm OCOP đối với các chủ thể không duy trì các tiêu chí theo quy định.

Trong thời gian tới, Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội đề nghị các địa phương tiếp tục chỉ đạo, hỗ trợ chủ thể đánh giá, phân hạng lại các sản phẩm OCOP đã hết thời hạn hiệu lực. Đồng thời, tiếp tục hỗ trợ các chủ thể nâng cấp sản phẩm để dự thi nâng hạng, từ đó gia tăng sức cạnh tranh cho các sản phẩm OCOP của Thủ đô. 

 

Để phát triển bền vững Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền cho biết, trong thời gian tới, TP sẽ tập trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ 3 nhóm giải pháp gồm: Hỗ trợ chủ thể đa dạng hoá các mặt hàng; Đẩy mạnh kết nối giao thương, mở rộng thị trường tiêu thụ; Quản lý chặt chẽ và tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP. Đặc biệt, Hà Nội sẽ tăng cường kiểm soát chất lượng sản phẩm OCOP, minh bạch thông tin trước người tiêu dùng. Qua đó, đưa OCOP trở thành một thương hiệu mạnh, khẳng định được uy tín trên thị trường và đáp ứng nhu cầu tiếp cận nông sản, thực phẩm an toàn của người dân Thủ đô.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Nam Định đẩy mạnh xây dựng đời sống văn hóa gắn với nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

Nam Định đẩy mạnh xây dựng đời sống văn hóa gắn với nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

09 May, 03:49 PM

Kinhtedothi - Tỉnh Nam Định đang ghi nhận nhiều kết quả tích cực từ phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" gắn với xây dựng nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu. Đây là một trong những nội dung trọng tâm trong quá trình phát triển nông thôn bền vững tại địa phương.

Điều chỉnh vốn ngân sách thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

Điều chỉnh vốn ngân sách thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

06 May, 06:06 PM

Kinhtedothi - Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 864/QĐ-TTg điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 của các địa phương tại các Quyết định số 652/QĐ-TTg ngày 28/5/2022, số 147/QĐ-TTg ngày 23/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ.

Một động tác đơn giản, nước được tưới đều khắp đồng

Một động tác đơn giản, nước được tưới đều khắp đồng

05 May, 11:44 AM

Kinhtedothi - Áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm cho cây trồng đang là biện pháp được nông dân Lý Sơn sử dụng, vừa giảm chi phí nhân công vừa tiết kiệm nguồn nước và góp phần nâng cao hiệu quả chống hạn cho cây trồng vào mùa khô trên đất đảo.

Thương hiệu OCOP đưa làng nghề cất cánh

Thương hiệu OCOP đưa làng nghề cất cánh

03 May, 05:21 AM

Kinhtedothi - Thủ đô Hà Nội được biết đến là “cái nôi” của 1.350 làng nghề, làng có nghề truyền thống. Đây cũng là lợi thế rất lớn của TP trong triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), hướng đến mục tiêu nâng cao giá trị và sức cạnh tranh trên thị trường cho sản phẩm làng nghề.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ