Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Phát triển hợp tác xã nông nghiệp: Gắn với sản xuất theo chuỗi giá trị

Kinhtedothi - Nhằm nâng cao giá trị canh tác, tăng thu nhập cho nông dân, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội, ngành nông nghiệp Hà Nội đang bắt tay vào triển khai nhiều giải pháp. Trong đó chú trọng việc thành lập hợp tác xã (HTX) nông nghiệp kiểu mới và tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị.
Mô hình nuôi thỏ cho hiệu quả kinh tế cao của Hợp tác xã thỏ Việt Nhật (xã Lam Điền, huyện Chương Mỹ). Ảnh: Ánh Ngọc
Chất lượng nhân lực là hạn chế lớn nhất
Hiện, toàn TP có 70 HTX tham gia liên kết chuỗi trong sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; 50 HTX ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao; 180 sản phẩm của 53 HTX được TP công nhận là sản phẩm đạt chuẩn OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm). Tuy nhiên, thực tế cho thấy số lượng HTX chuyên ngành hiện nay vẫn còn hạn chế. Nhiều HTX nông nghiệp cũ sau khi chuyển đổi theo Luật Hợp tác xã 2012 hoạt động mờ nhạt, chưa thực sự hiệu quả, lợi ích mang lại cho thành viên chưa cao, chậm đổi mới về phương thức sản xuất.

Những tồn tại, hạn chế nêu trên có nhiều nguyên nhân, song nguyên nhân chính là do năng lực của đội ngũ cán bộ HTX hiện nay chưa đáp ứng yêu cầu công việc. Cụ thể, độ tuổi trung bình cao, làm việc chủ yếu theo kinh nghiệm, khả năng tiếp thu khoa học, kỹ thuật hạn chế, chưa nhạy bén trong hoạt động kinh tế thị trường. Một số HTX có lãnh đạo trẻ, năng động, hoạt động có hiệu quả nhưng lại muốn chuyển sang làm việc tại UBND xã. Mặt khác, nhiều HTX nông nghiệp sau chuyển đổi vẫn làm các dịch vụ truyền thống, hiệu quả không cao nên chưa thu hút được những cán bộ có trình độ về quản lý và khoa học kỹ thuật về làm việc. Đặc biệt, thu nhập của đội ngũ cán bộ quản lý HTX rất thấp, thậm chí không có lương mà chỉ có phụ cấp nên khó có thể giữ được cán bộ có năng lực cống hiến lâu dài.

Đáng nói, trong xu thế phát triển kinh tế - xã hội hiện nay, nhiều nông dân thay vì sản xuất nông nghiệp đã chuyển sang làm công nhân tại khu công nghiệp hoặc các công việc khác mang lại thu nhập cao hơn. Nhiều nông dân không muốn sản xuất nông nghiệp nhưng cũng không cho DN, HTX thuê đất để có thêm nguồn thu.

Chọn hạt nhân sáng lập có năng lực

Để không bị triệt tiêu các động lực phát triển sản xuất nông nghiệp, Hà Nội cần tiếp tục triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó chú trọng việc thành lập các HTX kiểu mới, tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị. Về vấn đề này, các cơ quan quản lý Nhà nước về nông nghiệp cần lưu ý 4 điểm sau: Thứ nhất, chọn vùng để tập trung diện tích được “liền vùng, gọn cánh”, phù hợp quy hoạch và lựa chọn sản phẩm. Thứ hai, chọn hạt nhân sáng lập và người đứng đầu của nhóm hạt nhân, có đủ năng lực, ý chí và hành động để thành lập HTX. Thứ ba, không làm thay việc của thành viên HTX. Thứ tư, thúc đẩy tập trung ruộng đất, tham gia cùng nhóm sáng lập viên trong tuyên truyền vận động những hộ trong quy hoạch không có nhu cầu tham gia sản xuất cho thuê đất và xác nhận hợp đồng cho thuê đất để các bên cùng yên tâm thực hiện các điều khoản.

Để tạo động lực mới cho các HTX nông nghiệp chuyên ngành, cần tập trung đào tạo, nâng cao năng lực, trình độ cho cán bộ quản lý trực tiếp ở các HTX và thành viên HTX; tăng cường hỗ trợ các HTX tiếp cận với các DN, liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm. Cùng với đó là tổ chức các sự kiện giới thiệu, quảng bá, xúc tiến thương mại để kết nối sản phẩm vào các hệ thống phân phối, trung tâm thương mại, siêu thị, điểm giới thiệu và bán sản phẩm, các sàn thương mại điện tử, bán hàng trực tuyến... giúp người tiêu dùng nhận diện thương hiệu, tiêu thụ sản phẩm.

Trên thực tế, có nhiều HTX nông nghiệp chuyên ngành đã thành công từ việc tập trung ruộng đất theo hình thức góp đất, thuê đất, tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị. Cách làm này vừa bảo đảm đúng pháp luật hiện hành, vừa giúp người nông dân giữ được mảnh đất của gia đình mình để tạo thêm sinh kế, bảo đảm an sinh. Đồng thời khắc phục được sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, manh mún hiệu quả thấp, chất lượng, sức cạnh tranh kém. Đây cũng là cơ sở để áp dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, nâng cao giá trị.
Hà Nội hiện có 1.255 HTX nông nghiệp, gồm: 1.097 HTX đang hoạt động (87,4%), tăng 2,9% so với cùng kỳ năm 2020; 158 HTX ngừng hoạt động, chờ giải thể (12,6%). Tổng số cán bộ quản lý, điều hành HTX nông nghiệp là hơn 6.500 người, trong đó, trình độ cao đẳng, đại học là 1.140 người.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thương hiệu OCOP đưa làng nghề cất cánh

Thương hiệu OCOP đưa làng nghề cất cánh

03 May, 05:21 AM

Kinhtedothi - Thủ đô Hà Nội được biết đến là “cái nôi” của 1.350 làng nghề, làng có nghề truyền thống. Đây cũng là lợi thế rất lớn của TP trong triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), hướng đến mục tiêu nâng cao giá trị và sức cạnh tranh trên thị trường cho sản phẩm làng nghề.

Hà Nội - lá cờ đầu trong xây dựng nông thôn mới

Hà Nội - lá cờ đầu trong xây dựng nông thôn mới

02 May, 05:01 AM

Kinhtedothi - Những năm qua, Hà Nội tiếp tục gặt hái được nhiều kết quả nổi bật, khẳng định vị thế “lá cờ đầu” của cả nước trong xây dựng nông thôn mới; qua đó tiến gần việc hoàn thành các mục tiêu Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội khóa XVII.

Tiếp sức để nông dân bám đất, bám làng

Tiếp sức để nông dân bám đất, bám làng

23 Apr, 05:07 AM

Kinhtedothi - Đề xuất tiếp tục kéo dài chính sách miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp (SDĐNN) được dư luận đồng tình ủng hộ. Chính sách này kỳ vọng tiếp tục là nguồn tài chính hỗ trợ trực tiếp cho nông dân và ngành nông nghiệp tiến gần hơn với nền nông nghiệp hiện đại.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ