Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Phát triển thương hiệu quốc gia trong các lĩnh vực công nghiệp văn hóa

Kinhtedothi – Trong hai ngày 21 và 22/11, Bộ VHTT&DL sẽ tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam.

Theo Bộ VHTT&DL, mục đích của hội nghị là quán triệt tinh thần, nội dung chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ được nêu tại Chỉ thị số 30/CT-TTg đến các bộ, ngành, địa phương, hội, hiệp hội, cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan. Qua đó tập trung triển khai các nội dung được giao tại Chỉ thị số 30/CT-TTg một cách đồng bộ, thiết thực, hiệu quả; xác định rõ hoạt động, nhiệm vụ cấp bách cần triển khai ngay và các nhiệm vụ dài hạn.

Trình diễn cổ phục Việt Nam trên đường phố trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024. Ảnh: Lại Tấn

Đồng thời tập trung đề xuất nhiệm vụ, giải pháp đối với các ngành có tiềm năng, lợi thế cạnh tranh; phát triển trọng tâm, trọng điểm các ngành công nghiệp văn hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Hội nghị cũng là diễn đàn để trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn triển khai phát triển các ngành công nghiệp văn hóa trong thời gian qua nhìn từ góc độ nhà quản lý, chuyên gia, tổ chức, doanh nghiệp. Trong đó đánh giá, phân tích kỹ lưỡng những kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế, bài học kinh nghiệm.

Từ đó, nhận diện thời cơ, thách thức của công nghiệp văn hóa Việt Nam trong thời gian tới; giải pháp, lộ trình tháo gỡ những bất cập hiện nay, nhất là trong cơ chế, chính sách thu hút nguồn lực xã hội, hợp tác công tư; những chính sách khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi về hạ tầng, công nghệ, vốn, thuế, đầu tư; thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số.

Các bộ, ngành, địa phương cũng tập trung trao đổi về việc xác định sản phẩm, dịch vụ cần tập trung đầu tư để tạo hiệu quả và sức lan tỏa cao. Cùng với đó phát triển thương hiệu quốc gia trong các lĩnh vực công nghiệp văn hóa; giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp văn hóa cả về số lượng và chất lượng.

Hội nghị cũng sẽ đề xuất mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp bổ sung vào dự thảo Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 phù hợp với xu hướng phát triển mới hiện nay của đất nước nhằm đảm bảo phát triển nhanh, bền vững, tương xứng với tiềm năng, lợi thế và mang lại giá trị gia tăng kinh tế. Đồng thời góp phần quan trọng phát huy, quảng bá các giá trị tốt đẹp, đặc sắc của văn hóa, truyền thống dân tộc Việt Nam.

Hội tụ 12 ngành công nghiệp văn hóa tại Thủ đô

Hội tụ 12 ngành công nghiệp văn hóa tại Thủ đô

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bài 2: Bất cập trong công tác quản lý

Bài 2: Bất cập trong công tác quản lý

06 Jul, 05:05 AM

Kinhtedothi - Tại nhiều địa phương, công tác bảo vệ di tích, di sản có nơi còn chưa được quan tâm đúng mức, khoán trắng cho Ban Quản lý di tích; nhiều nơi thiếu nguồn lực, nhân sự để bảo vệ dẫn tới không quản lý xuể trong khi ý thức của du khách còn hạn chế.

Hào hoa vẫn ở đây...

Hào hoa vẫn ở đây...

05 Jul, 05:50 AM

Kinhtedothi - Hà Nội nghìn năm văn hiến không chỉ ôm ấp trong lòng đô thị những giá trị lịch sử, kiến trúc, mà còn lưu giữ cả lối sống và tâm thức đô thị đặc trưng. Đi qua bao thăng trầm lịch sử, đặc biệt là các lần thay đổi địa giới hành chính trong thời kỳ hiện đại, bản sắc Hà Nội không ngừng “hội tụ, kết tinh và lan tỏa”, để hình thành những đan xen giữa truyền thống và hiện đại, giữa phố cổ và đô thị mới, giữa làng quê và thành thị. Nhưng hào hoa Hà Nội thì vẫn ở đây, trên từng con phố và sâu trong tâm thức đô thị…

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ