Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang: Huy động toàn lực khắc phục hậu quả thiên tai

Kinhtedothi - Mưa lớn kéo dài 1 tuần qua đã gây thiệt hại nặng nề tại nhiều tỉnh, TP khu vực miền Trung. Hiện, các địa phương đang tập trung toàn lực nhằm khắc phục sớm hậu quả thiên tai.

Theo thống kê của Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng, chống thiên tai, tính đến sáng nay (17/11), mưa lớn, dông lốc sét đã khiến 5 người chết và mất tích. Cụ thể, Quảng Trị: 1 người chết, 2 người mất tích; Thừa Thiên Huế: 1 người chết, 1 người mất tích.

Hiện, tại các tỉnh, TP khu vực miền Trung còn khoảng 12.906 nhà dân bị ngập ở mức từ 0,2 - 0,6m, tập trung chủ yếu tại Thừa Thiên Huế (10.472 nhà) và Quảng Trị (hơn 2.000 ngôi nhà). Thời điểm lớn nhất, đã có 20.761 nhà dân bị ngập, nơi sâu nhất đến 1,0m.

Mưa lớn khiến hàng chục ngàn nhà dân trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế bị ngập lụt.

Bên cạnh tình trạng ngập lụt, 172ha cây ăn quả, hoa màu và 50.000 cây giống lâm nghiệp, 5.000 cây hoa cúc giống tại các tỉnh, TP đã bị ảnh hưởng. Khoảng 1.100 con gia súc, gia cầm (chủ yếu tại Quảng Trị 1.034 con) đã bị chết, cuốn trôi.

Hệ thống hạ tầng giao thông cũng bị ảnh hưởng trong mưa lũ. Thời điểm lớn nhất 85% các tuyến đường tại TP Huế bị ngập; ngập lụt gây ách tắc tại các tuyến đường Quốc lộ 1A, 49B, 49C; tỉnh lộ 582, 582B, 584, 4, 6, 6B, 8C, 9, 11A, 11B, 11C, 17, 17B, nhiều tuyến đường liên thôn, xã. Hiện nước đang rút, Quốc lộ 1A đã thông tuyến.

Trước diễn biến thiên tai, Đoàn công tác liên ngành của Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng, chống thiên tai do ông Vũ Xuân Thành, Phó Cục trưởng Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai, Phó Chánh văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo làm trưởng đoàn đã đi kiểm tra công tác ứng phó với mưa lũ, ngập lụt tại tỉnh Thừa Thiên Huế.

Cùng đi với đoàn Văn phòng Thường trực còn có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Hoàng Hải Minh. Đoàn đã đi kiểm tra các khu vực ngập sâu trên địa bàn TP Huế, khu vực Đại nội, kiểm tra công tác vận hành điều tiết hồ chứa nước Tả Trạch.

Chia sẻ với những khó khăn, mất mát về người và tài sản do mưa lũ gây ra tại các địa phương ở Trung Bộ, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đồng thời đánh giá cao tinh thần chủ động trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả mưa lũ của các cấp chính quyền. Nhờ đó, đang kiểm soát tốt tình hình, hạn chế thấp nhất thiệt hại do mưa lũ.

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang giao Bộ NN&PTNT phối hợp cùng tỉnh Thừa Thiên - Huế bảo đảm an toàn tuyệt đối cho các hồ chứa thủy lợi, thủy điện, đặc biệt là hồ Tả Trạch. Yêu cầu các cơ quan chức năng tiếp tục tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ, tập trung chỉ đạo, chủ động triển khai kịp thời, hiệu quả công tác ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ, bảo đảm an toàn tính mạng, hạn chế thiệt hại về tài sản và ảnh hưởng đến sản xuất, sinh hoạt của người dân.

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang cũng đề nghị các bộ, ngành và địa phương, nhất là tại khu vực thường xuyên xảy ra thiên tai, chú trọng việc huy động nguồn lực xã hội hóa để bảo đảm trang thiết bị tốt nhất có thể cho các lực lượng chức năng làm công tác cứu hộ, cứu nạn, bao gồm cả xuồng, phao cứu sinh; sẵn sàng ứng phó chủ động trước thiên tai theo phương châm 4 tại  chỗ.

Đợt mưa lũ tại miền Trung sẽ còn kéo dài đến khi nào?

Đợt mưa lũ tại miền Trung sẽ còn kéo dài đến khi nào?

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thực hiện "4 đẩy mạnh", "3 tiên phong" để đạt mục tiêu nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại

Thực hiện "4 đẩy mạnh", "3 tiên phong" để đạt mục tiêu nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại

01 Jul, 11:06 PM

Kinhtedothi - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu cần tiếp tục thực hiện các chương trình, phong trào thi đua, kiên trì, kiên định để thực hiện bằng được mục tiêu xây dựng "nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh" và "giảm nghèo toàn diện, bao trùm và bền vững".

Gia tăng giá trị cho nông nghiệp Hà Nội

Gia tăng giá trị cho nông nghiệp Hà Nội

01 Jul, 03:18 PM

Kinhtedothi – Trong bối cảnh tốc độ đô thị hóa nhanh, diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp, Hà Nội lựa chọn phát triển nông nghiệp đa giá trị, song vẫn mang những đặc trưng, hài hòa với quy hoạch đô thị và bảo vệ môi trường sinh thái.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ