Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Phòng ngừa đột quỵ - lời khuyên từ chuyên gia

Trong dịp Tết Nguyên Đán, thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống thường có nhiều thay đổi. Đây cũng chính là một trong những yếu tố làm gia tăng nguy cơ xảy ra đột quỵ.
Ảnh minh họa.

Đột quỵ là một căn bệnh nguy hiểm, có thể xảy ra bất cứ lúc nào và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của con người. Đặc biệt, trong dịp Tết Nguyên Đán – thời điểm sum vầy của mọi nhà, thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống thường có nhiều thay đổi. Đây cũng chính là một trong những yếu tố làm gia tăng nguy cơ xảy ra đột quỵ, đặc biệt với những người có bệnh nền như tăng huyết áp, tiểu đường, tăng cholesterol máu hoặc béo phì.

Theo BSCK2 Bùi Châu Tuệ – khoa Nội thần kinh, Bệnh viện Chợ Rẫy, việc thay đổi thói quen ăn uống trong dịp Tết, chẳng hạn như tiêu thụ các món ăn nhiều muối như dưa muối, thịt kho, cá khô hay các món chiên, xào, nhiều cholesterol, là những yếu tố có thể làm tăng huyết áp – một nguyên nhân gây đột quỵ phổ biến. Bên cạnh đó, việc uống bia rượu quá mức trong các buổi tiệc tùng cũng làm tăng nguy cơ đột quỵ. Vì vậy, trong những ngày Tết, cần hạn chế sử dụng bia rượu, ưu tiên các món ăn chế biến theo cách hấp hoặc luộc, đồng thời ăn uống điều độ để bảo vệ sức khỏe.

Ngoài chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt cũng là yếu tố cần lưu ý. Việc thức khuya, dậy trễ và ít vận động trong dịp lễ làm gia tăng nguy cơ đột quỵ, đặc biệt đối với những người vốn có thói quen tập thể dục hàng ngày. Những bệnh nhân có bệnh nền cần tuân thủ chặt chẽ việc uống thuốc điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ, không được bỏ thuốc dù bận rộn với các hoạt động vui chơi, tiệc tùng.

Nhận biết sớm các triệu chứng đột quỵ là yếu tố quan trọng giúp can thiệp kịp thời. Các dấu hiệu thường được tóm tắt qua chữ “FAST”: F (Face – mặt) biểu hiện méo miệng đột ngột, A (Arms – tay) liệt nửa người, S (Speech – giọng nói) thay đổi hoặc khó nói, và T (Time – thời gian) nhấn mạnh việc đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt để xử trí trong “thời gian vàng”.

Để phòng ngừa đột quỵ hiệu quả, không chỉ trong dịp Tết mà cả trong cuộc sống hàng ngày, việc khám sức khỏe định kỳ và tầm soát các yếu tố nguy cơ như huyết áp, tiểu đường, cholesterol máu là rất cần thiết.

Bí quyết giúp cơ thể không còn mệt mỏi sau Tết

Bí quyết giúp cơ thể không còn mệt mỏi sau Tết

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Những thói quen tập thể dục làm tổn thương khớp sau tuổi 50

Những thói quen tập thể dục làm tổn thương khớp sau tuổi 50

29 Jun, 11:14 AM

Kinhtedothi - Khi bước qua tuổi 50, cơ thể bắt đầu có những thay đổi đáng kể, đặc biệt là hệ xương khớp, việc duy trì tập luyện thể dục thể thao không chỉ giúp duy trì sức khỏe tổng thể mà còn hỗ trợ hệ xương khớp hoạt động linh hoạt và dẻo dai hơn. Tuy nhiên, hãy lưu ý tránh 5 lỗi tập luyện phổ biến sau để bảo vệ khớp được dẻo dai, khỏe mạnh.

Ngủ điều hòa cả đêm có gây hại cho sức khỏe?

Ngủ điều hòa cả đêm có gây hại cho sức khỏe?

24 Jun, 05:56 AM

Kinhtedothi - Bật điều hòa cả đêm đem lại cảm giác thoải mái khi đi ngủ sau những ngày dài làm việc, nhất là trong những ngày nắng nóng. Tuy nhiên, việc sử dụng máy lạnh nhiều có thể gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, đặc biệt là khi ngủ.

Cách giúp thải độc ruột hiệu quả, đơn giản tại nhà

Cách giúp thải độc ruột hiệu quả, đơn giản tại nhà

23 Jun, 05:50 AM

Kinhtedothi - Một đường ruột sạch sẽ hỗ trợ tiêu hóa tốt nhất, tăng cường miễn dịch và thậm chí cải thiện tâm trạng. Dưới đây là những cách để giải độc và làm sạch đường ruột, bạn có thể tham khảo.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ