Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Phúc thẩm đại án Hứa Thị Phấn: Triệu tập hàng trăm tổ chức, cá nhân liên quan

Tân Tiến
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Theo dự kiến, phiên tòa xét xử phúc thẩm bị cáo Hứa Thị Phấn cùng 10 đồng phạm diễn ra trong khoảng thời gian 22/10 - 31/10. Ngoài 11 bị cáo có kháng cáo, chủ tọa phiên tòa còn triệu tập hơn 200 tổ chức, cá nhân, bị án, bị cáo có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có kháng cáo và không kháng cáo.

Các bị cáo tại phiên tòa sơ thẩm.
TAND Cấp cao tại TP Hồ Chí Minh đã có quyết định đưa vụ án “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” và “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” ra xét xử vào ngày mai (22/10) đối với 11 bị cáo có đơn kháng cáo bản án sơ thẩm của TAND TP Hồ Chí Minh.
11 bị cáo gồm: Hứa Thị Phấn (SN 1947, nguyên Cố vấn cao cấp HĐQT Ngân hàng TMCP Đại Tín - TrustBank, nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư phát triển Phú Mỹ); Bùi Thị Kim Loan (SN 1978, nguyên kế toán Công ty TNHH Phú Mỹ); Lâm Kim Dũng (SN 1955, nguyên Giám đốc Công ty TNHH địa ốc Lam Giang); Hoàng Văn Toàn (SN 1953, nguyên Chủ tịch HĐQT TrustBank); Trần Sơn Nam (SN 1969, nguyên thành viên HĐQT, nguyên Tổng Giám đốc TrustBank); Ngô Thị Ngân (SN 1965, nguyên thủ quỹ chính TrustBank chi nhánh Sài Gòn, chi nhánh Lam Giang); Ngô Nguyễn Đoan Trang (SN 1982, quản lý Công ty Bảo hiểm Manulife, nguyên Phó Tổng Giám đốc phụ trách nguồn vốn TrustBank);
Tối 31/5, HĐXX phiên sơ thẩm TAND TP Hồ Chí Minh đã tuyên phạt bị cáo Hứa Thị Phấn 30 năm tù về 2 tội danh nêu trên. Tồng hợp với hình phạt 17 năm tù của TAND Cấp cao tại TP Hà Nội là 30 năm tù; bị cáo Loan bị tuyên 28 năm tù cũng với 2 tội danh trên; bị cáo Dũng 6 năm; bị cáo Toàn 7 năm; bị cáo Nam 6 năm; bị cáo Ngân 10 năm; bị cáo Thanh 3 năm; bị cáo Thảo 4 năm; bị cáo Tuyết 2 năm. Đối với bị cáo Trang và Trinh bị xử 3 năm và 2 năm nhưng cho hưởng án treo.
Nguyễn Kim Thanh (SN 1977, nguyên nhân viên Công ty CP Phú Mỹ Á Châu, nguyên Phó phòng đầu tư TrustBank, chồng của Kim Loan); Lâm Hứa Quỳnh Trinh (SN 1983, nguyên thủ quỹ kiêm thủ kho Ngân hàng TM TNHH MTV Xây dựng Việt Nam - CBBank - chi nhánh Lam Giang, nguyên Phó phụ trách phòng ngân quỹ TrustBank chi nhánh Sài Gòn); Vũ Thị Như Thảo (SN 1971, nguyên Giám đốc Phòng giao dịch Trần Hưng Đạo thuộc CBBank chi nhánh Sài Gòn, nguyên Trưởng phòng kế toán, nguyên Phó Giám đốc TrustBank chi nhánh Sài Gòn. Hiện nay là chuyên viên kế toán hành chính tín dụng CBBank) và Nguyễn Thị Ngọc Tuyết (SN 1986, nguyên nhân viên kế toán TrustBank chi nhánh Sài Gòn).
Tiến hành tố tụng tại phiên tòa phúc thẩm gồm: Thẩm phán - Chủ tọa Phan Thanh Tùng, thẩm phán Võ Văn Khoa và Lê Hoàng Tấn. Những người tham gia tố tụng khác (các bị cáo không kháng cáo, không bị kháng cáo) tổng cộng 17 người. Nguyên đơn dân sự, đồng thời là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (có kháng cáo) gồm: CBBank với 8 người được cử làm đại diện theo ủy quyền.
Đối với những người tham gia tố tụng khác (không kháng cáo) gồm 71 tổ chức, đơn vị, cá nhân và bị án: Phạm Công Danh và Phan Thành Mai; Công ty TNHH Tập đoàn Thiên Thanh, Công ty CP Bảo hiểm Hùng Vương, Chi cục Thuế quận 3 (TP Hồ Chí Minh), Trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ TP Hồ Chí Minh. Nhóm Công ty CP Chứng khoán, gốm: Đại Việt, Sài Gòn, VNDirect và FPT. Nhóm các Ngân hàng TMCP, gồm: Kiên Long, Hàng hải Việt Nam, Phát triển TP Hồ Chí Minh, Ngoại thương Việt Nam, Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Quốc tế, Phương Đông, Đông Nam Á, Á Châu, Bảo Việt, Sài Gòn Hà Nội; Ngân hàng TNHH MTV Đại Dương và Ngân hàng TNHH MTV HSBC Việt Nam.
Nhóm các công ty nằm trong nhóm 71 tổ chức, đơn vị, gồm: Công ty CP Tập đoàn Mai Linh, Công ty CP Tập đoàn SSG, Công ty CP Xây dựng điện Việt Nam, Tổng Công ty Việt Thắng, Công ty TNHH Thép Long An; Công ty TNHH sàn giao dịch BĐS Phương Trang (chuyển đổi từ Công ty TNHH Thành Đăng), Công ty TNHH Phương Trang Đà Lạt, Công ty CP Bất động sản Phương Trang Long An, Công ty CP Taxi Phương Trang, Công ty CP Vận tải và dịch vụ du lịch Phương Trang, Công ty CP Đầu tư Phương Trang, Công ty CP bất động sản Phương Trang, Công ty CP Sơn Trà Điện Ngọc, Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vũ Anh, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ông Đặng Văn Thảo - Phó Vụ trưởng Vụ ổn định tiền tệ - tài chính…
Đối với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và là người làm chứng (không kháng cáo) có tổng cộng 128 người. Ngoài ra HĐXX cũng triệu tập Hội đồng Định giá tài sản trong tố tụng hình sự TP Hồ Chí Minh.
Về trách nhiệm dân sự, HĐXX phiên sơ thẩm tuyên bị cáo Hứa Thị Phấn phải bồi thường số tiền trên 15.691 tỷ đồng (gốc, lãi) tính đến ngày khởi tố vụ án (9/9/2016) cho CBBank. Buộc Công ty CP Đầu tư Phương Trang và các công ty, cá nhân có quan hệ hợp tác kinh doanh với Phương Trang (nhóm Phương Trang) phải thanh toán cho CBBank tổng cộng trên 6.406 tỷ đồng gốc, lãi tính đến ngày khởi tố vụ án. Buộc Tổng Công ty CP XD Điện Việt Nam nộp lại 200 tỷ, bà Lý Kim Chi nộp lại 32,5 tỷ, Ngân hàng TMCP An Bình nộp lại 78 tỷ, Agribank Trung tâm Sài Gòn cùng nhiều tổ chức và cá nhân khác cũng phải nộp trả cho CBBank hàng trăm tỷ đồng vì đây là vật chứng vụ án.
Tiếp tục kê biên trên 30 bất động sản (BĐS) cùng 221 ôtô là tài sản của nhóm Phương Trang cầm cố tại TrustBank để đảm bảo nghĩa vụ thanh toán các khoản vay. Đối với đề nghị của nhóm Phương Trang cho rằng bị thiệt hại trên 4.000 tỷ đồng, HĐXX cho rằng không có căn cứ. Tiếp tục kê biên các BĐS, tài sản, cổ phần, cổ phiếu chứng khoán, tiền (đang bị kê biên, phong tỏa) đã xác định của bị cáo Phấn và những người khác đứng tên giúp bị cáo Phấn để đảm bảo nghĩa vụ thi hành án của bị cáo Phấn đối với CBBank; Thu hồi các khoản tiền từ nguồn tiền được xác định là vật chứng của vụ án để khắc phục hậu quả cho CBBank.
Đối với 114 BĐS và các tài sản đang bị kê biên liên quan đến 29 khoản vay giữa nhóm Phú Mỹ của Hứa Thị Phấn với Tập đoàn Thiên Thanh, tiếp tục kê biên để xem xét và xử lý trong giai đoạn sau. Các tài sản liên quan đang bị kê biên, có căn cứ đã chuyển giao cho người khác theo đúng quy định pháp luật, HĐXX tuyên giải tỏa kê biên trả lại cho chủ sở hữu hợp pháp. Các quan hệ dân sự còn lại do các bên kiện dân sự