Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

PVGas và Vietinbank vào top doanh nghiệp lớn nhất thế giới

Kinhtedothi - Việt Nam có 2 đại diện là Tổng công ty Khí Việt Nam và Ngân hàng Công Thương Việt Nam lọt top 2000 doanh nghiệp lớn nhất thế giới.
Trong năm 2014, các công ty lọt vào danh sách Global 2000 của Forbes đến từ 62 quốc gia trên thế giới, cao hơn nhiều so với con số 46 quốc gia trong năm ngoái. Tổng doanh thu của 2000 công ty này đạt 38.000 tỷ USD và lợi nhuận 3.000 tỷ USD. Tổng giá trị tài sản của các công ty lớn nhất thế giới này lên tới 161.000 tỷ USD với giá trị vốn hóa thị trường đạt 44.000 tỷ USD.
PetroVietnam Gas được xếp hạng 1.651 (Ảnh: KT)
PetroVietnam Gas được xếp hạng 1.651 (Ảnh: KT)
Trong danh sách năm nay, Việt Nam có 2 đại diện là Tổng công ty Khí Việt Nam (PetroVietnam Gas) và Ngân hàng Công Thương Việt Nam (VietinBank). PetroVietnam Gas được xếp hạng 1.651 với doanh thu 3,1 tỷ USD, thị giá 7,5 tỷ USD. Trong khi đó, VietinBank đứng thứ 1.854 với 2,3 tỷ USD doanh thu và 2,9 tỷ USD thị giá. Hai năm trước đó, VietinBank là đại diện duy nhất của Việt Nam có tên trong danh sách này với vị trí 1.989 và 1.764.
VietinBank đứng thứ 1.854 với 2,3 tỷ USD doanh thu (Ảnh: KT)
VietinBank đứng thứ 1.854 với 2,3 tỷ USD doanh thu (Ảnh: KT)
Cũng trong bảng xếp hạng năm nay, Trung Quốc lần đầu tiên có các đại diện chiếm cả 3 vị trí cao nhất và có 5 doanh nghiệp nằm trong top 10. Đây đều là các ngân hàng quốc doanh của nước này, gồm ngân hàng công thương (ICBC), ngân hàng xây dựng (CCB) và ngân hàng nông nghiệp (ABC). Đây cũng là năm thứ hai liên tiếp ICBC nắm giữ vị trí số 1 trên bảng xếp hạng. Trong Top 10 còn có 2 đại diện của Trung Quốc khác là Ngân hàng Trung Quốc (Bank of China) (đứng thứ 9) và tập đoàn dầu khí PetroChina (đứng thứ 10).

Trong khi các doanh nghiệp Trung Quốc ngày càng lớn mạnh, đối thủ nặng ký nhất là doanh nghiệp Mỹ lại có sự thụt lùi. Điển hình nhất là Ngân hàng lớn nhất của Mỹ JP Morgan Chase đã bị mất vị trí thứ 3 vào tay Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc. Tuy nhiên, hai tập đoàn tài chính của Mỹ khác là Berkshire Hathaway của tỷ phú Warren Buffett, và ngân hàng Wells Fargo cùng thăng tiến 4 bậc để lần lượt chiếm các vị trí thứ 5 và 8.

Dù vậy, xét trên phạm vi toàn danh sách 2000 doanh nghiệp, Mỹ vẫn là nước có nhiều đại diện nhất với 564 gương mặt, tiếp đó là Nhật Bản (225 công ty) và Trung Quốc (207 công ty). Năm qua, Nhật đã mất 26 đại diện trong khi Trung Quốc đại lục và Hong Kong lại có thêm 25 công ty lọt vào danh sách.

Danh sách của Forbes cũng cho thấy, tài chính – ngân hàng vẫn là ngành thống trị danh sách với 467 đại diện, nhờ doanh thu và tài sản vượt trội. Xếp sau là dầu khí (125), bảo hiểm và điện - nước./.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Công ty vận hành chuỗi siêu thị BRGMart nhận giấy khen trong phong trào "Toàn dân Bảo vệ An ninh Tổ quốc năm 2024"

Công ty vận hành chuỗi siêu thị BRGMart nhận giấy khen trong phong trào "Toàn dân Bảo vệ An ninh Tổ quốc năm 2024"

28 May, 06:33 PM

Kinhtedothi - Công ty TNHH Xuất – Nhập Khẩu và Bán Lẻ Hàng Tiêu Dùng Hà Nội (HCRC) vừa vinh dự được nhận giấy khen trong phong trào “Toàn dân Bảo vệ An ninh Tổ quốc năm 2024”, ghi nhận những nỗ lực của công ty HCRC trong việc triển khai và duy trì hiệu quả mô hình “Cơ quan, doanh nghiệp an toàn về an ninh trật tự”, xây dựng một môi trường làm việc an toàn văn minh cho gần 800 cán bộ nhân viên

Báo chí đồng hành với doanh nghiệp để thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn và chuyển đổi xanh

Báo chí đồng hành với doanh nghiệp để thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn và chuyển đổi xanh

28 May, 06:24 PM

Kinhtedothi – Trong các tham luận gửi đến Diễn đàn “Báo chí đồng hành cùng doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc” do Báo Kinh tế & Đô thị tổ chức, có nhiều tham luận rất hay về các lĩnh vực, tập trung chuyển đổi xanh, chuyển đổi số để phát triển.

Bàn chiến lược để doanh nghiệp vươn mình trong kỷ nguyên mới

Bàn chiến lược để doanh nghiệp vươn mình trong kỷ nguyên mới

28 May, 06:44 AM

Kinhtedothi - Các cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước, trong đó có Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị, được kỳ vọng mở ra cơ hội phát triển mới cho các doanh nghiệp (DN) vừa và nhỏ trong kỷ nguyên vươn mình. Dù vậy, để tận dụng được thời cơ mới, nhiều chuyên gia cho rằng các DN cần phải “chuyển mình”.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ