Cây khế có tên khác là ngũ liễm tử, ngũ lăng tử. Là cây gỗ thường xanh cao tới 10-12m. Lá kép lông chim, mỏng hình trái xoan nhọn. Cụm hoa ngắn, thành chùm xim, ở nách các lá, màu hồng hay tím. Quả to, tiết diệt hình ngôi sao 5 múi. Mùa hoa tháng 4 - 8, quả tháng 10 - 12. Trong múi khế chua, hàm lượng acid oxalic là 1%. Ngoài ra có những yếu tố vi lượng như Ca, Fe, Na và nhất là có nhiều vitamin K. Có các vitamin A,C, B1, B2 và P...
Món ăn bổ dưỡng từ khế
Khế múi có hàm lượng acid oxalic 1%, ít chua, là món ăn thông dụng của người Việt Nam. Người ta thường ăn tươi, làm rau, chấm mắm, nấu canh chua với tôm, tép, cá hoặc xào với thịt bò, sò, hến…
Ngon cơm với tép khô xào khế.
Do có tính khử mùi tanh và làm cho nguyên liệu mềm hơn nên từ lâu dân ta đã dùng khế làm gia vị nấu các món ăn như: canh lươn nấu khế, khế xanh nấu ốc nhồi, canh bò nấu khế chua, cá lóc nấu canh khế… Canh cá rô nấu khế là món ăn "thuần nông" nhất mà có lẽ người Việt nào cũng biết. Cá rô đánh vảy, làm sạch, cạo hết nhớt. Khế rửa sạch, cắt bỏ vành, xắt lát mỏng. Cà chua rửa sạch, xắt múi cau. Nấu nước sôi, cho me vào lấy nước chua, bỏ hạt, sau đó cho cá vào nấu sôi. Nước sôi, thả cà chua vào, nêm gia vị vừa ăn, cho khế vào và tắt bếp. Rắc hành, ngò om, ngò gai xắt nhuyễn. Phi thơm tỏi vàng cho vào, thêm một vài lát ớt sừng.
Quả khế chín còn dùng làm mứt để ăn. Ăn một quả khế nhỏ có thể cung cấp 1/3 lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể mỗi ngày. Quả khế còn chứa nhiều chất xơ, có tác dụng nhuận tràng, chống táo bón.
Bài thuốc hay từ khế
Khế là loại quả tự nhiên có rất nhiều công dụng chữa bệnh. Khế có thể giúp trị tóc bạc sớm, giải nhiệt, ngừa táo bón, chữa trĩ... vào mùa mưa bệnh sốt xuất huyết thường có những biến chứng phức tạp mà hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc hiệu phòng và trị căn bệnh này, tuy nhiên bạn cũng có thể phòng xuất huyết bằng bài thuốc từ khế.
Dị ứng với thời tiết (dân gian gọi là ma tịt) gây mẩn ngứa: Vỏ khế tươi (bỏ lớp vỏ ngoài) 50g sắc uống. Lá khế tươi sao nhẹ (dùng tay sao cho đủ độ không bỏng tay) xoa ngoài khi nguội lai sao.Làm như vậy 2 đến 3 lần sẽ khỏi.
Sởi ở trẻ nhỏ: Lá khế tươi 20g, vỏ khế tươi (cạo vỏ) 20g sao nhẹ rồi sắc cho trẻ uống. Khi sởi bay thì nấu nước lá khế cho trẻ tắm thì sẽ tránh được tái phát.(Nấu nước lá khế sôi rồi để ấm vừa tắm, không được pha nước lã).
Vết thương lở loét lâu khỏi: Nấu nước lá khế đặc, rửa và thấm vết thương, ngày 2 – 3 lần cho tới khi se miệng lên da non( thời gian từ 3 đến 5 ngày)
Chữa ho( khan hoặc có đờm): Hoa khế tươi tẩm nước gừng sao nhẹ: 20g, cam thảo bắc 40g . Sắc lấy nước uống 2, 3 lần , có thể pha như trà uống dần. Nhớ uống nóng.
Viêm họng, rát họng: Lá khế bánh tẻ tươi 40g, 1 chút muối. Giã nhỏ, vắt lấy nước cốt ngậm và nuốt hoặc có thể nhai chút lá khế với vài hạt muối cũng có tác dụng tuơng tự.