Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Quản chặt giấy chứng nhận chất lượng nông sản

Kinhtedothi - Sau 3 năm triển khai Nghị định số 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định một số điều của Luật ATTP, nhiều hạn chế, bất cập đã được ngành nông nghiệp Hà Nội chỉ ra, đề xuất tháo gỡ.

Đặc biệt trong đó có vấn đề liên quan đến việc cấp và quản lý giấy chứng nhận chất lượng nông sản.

Khó kiểm soát các cơ sở

Theo thống kê từ năm 2018 đến nay, các đơn vị trực thuộc Sở NN&PTNT Hà Nội đã tiến hành thẩm định 1.786 hồ sơ đăng ký cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Kết quả, có 1.375 cơ sở xếp loại A, B; 355 cơ sở xếp loại C về điều kiện an toàn thực phẩm; còn lại là các cơ sở không thực hiện đánh giá do thiếu sót trong hồ sơ (ghi sai địa chỉ, hoặc loại hình sản xuất, kinh doanh không đúng như đăng ký…).

Đoàn liên ngành Sở NN&PTNT Hà Nội kiểm tra tem nhãn chứng nhận chất lượng nông sản, thực phẩm tại một cơ sở thuộc quận Nam Từ Liêm. Ảnh: Lâm Nguyễn

Quá trình thẩm định hồ sơ cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thời gian qua của ngành nông nghiệp Hà Nội cho thấy nhiều hạn chế, bất cập.

Đơn cử như hiện nay, có sự quy định khác nhau về đối tượng phải cấp giấy chứng nhận giữa các ngành. Quy định quản lý đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc diện không phải cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm của các bộ chuyên ngành cũng khác nhau.

Đặc biệt, Nghị định số 15/2018/NĐ-CP quy định những cơ sở đã được cấp một trong số các loại giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương, đang còn hiệu lực thì sẽ không phải cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Sở NN&PTNT Hà Nội đánh giá chủ trương trên là đúng đắn, giúp giảm tải, tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh.

Tuy nhiên, điều này cũng có khả năng làm nảy sinh tiêu cực, khi các tổ chức chứng nhận ngoài công lập được phép cấp các loại giấy chứng nhận nêu trên có thể vì lợi nhuận, lợi dụng sơ hở của quy định pháp luật để cấp phép cho các đơn vị không bảo đảm điều kiện sản xuất, kinh doanh an toàn.

Thêm vào đó, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm đối với các cơ sở được cấp một trong số những mẫu giấy chứng nhận nêu trên của cơ quan quản lý Nhà nước tại các địa phương cũng sẽ hết sức khó khăn. Nguyên nhân là do cơ quan chức năng thuộc Sở NN&PTNT Hà Nội không có thông tin đầy đủ, chính xác về các cơ sở.

Điều chỉnh để kiểm soát “hai lớp”

Thực tế, việc các cơ sở sản xuất, kinh doanh có thể đáp ứng được các tiêu chuẩn như GMP, HACCP, IFS, FSSC 22000, BRC, ISO 22000… là rất đáng khích lệ. Về cơ bản, việc đáp ứng các tiêu chuẩn đó cũng là cơ sở quan trọng để đánh giá năng lực và quy trình sản xuất, kinh doanh của các tổ chức, DN, chủ thể.

Mặc dù vậy, để quản lý tốt hơn các cơ sở thuộc diện này, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Ngọc Sơn kiến nghị các bộ, ngành cần quy định các tổ chức chứng nhận phải công báo, định kỳ theo tháng gửi danh sách các cơ sở được cấp giấy chứng nhận: GMP, HACCP, ISO 22000, IFS, BRC, FSSC 22000 hoặc tương đương còn hiệu lực đến các cơ quan quản lý an toàn thực phẩm chuyên ngành của địa phương. Điều này nhằm giúp ngành nông nghiệp Hà Nội có được thông tin phục vụ quản lý, thanh tra, kiểm tra, lấy mẫu giám sát an toàn thực phẩm đối với các cơ sở.

Liên quan đến Luật An toàn thực phẩm, đại diện Sở NN&PTNT Hà Nội cũng đề xuất sửa đổi, bổ sung Điều 12, theo hướng: Các cơ sở đã được cấp một trong các giấy chứng nhận như: GMP, HACCP, IFS… có trách nhhiệm nộp bản sao giấy chứng nhận về cơ quan quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm theo phân công, phân cấp trong vòng 30 ngày kể từ khi được cấp giấy chứng nhận.

 

"Các cơ quan chức năng có thẩm quyền cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn các tổ chức chứng nhận ngoài công lập thực hiện đúng các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm và chứng nhận điều kiện. Đồng thời, phải thực hiện giám định chất lượng sản phẩm thực phẩm định kỳ để bảo đảm chất lượng nông sản cung ứng ra thị trường." - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Ngọc Sơn

Gỡ đầu ra cho nông sản đặc sản

Gỡ đầu ra cho nông sản đặc sản

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
5 dấu hiệu chứng tỏ thịt lợn bị hỏng, nhiễm khuẩn

5 dấu hiệu chứng tỏ thịt lợn bị hỏng, nhiễm khuẩn

17 Jun, 06:47 AM

Kinhtedothi - Thịt lợn là thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, nếu không cẩn trọng khi lựa chọn, người tiêu dùng có thể gặp rủi ro sức khỏe nghiêm trọng do sử dụng thịt nhiễm khuẩn, ôi thiu. 

Cần làm gì để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm trong mùa Hè?

Cần làm gì để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm trong mùa Hè?

05 Jun, 06:50 AM

Kinhtedothi - Theo Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, nhiệt độ tăng cao làm cho thực phẩm rất dễ bị ôi thiu, nhiễm nấm và vi khuẩn, đây là nguyên nhân chính gây ra các bệnh đường tiêu hóa và nguy cơ ngộ độc thực phẩm rất cao. Để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, hãy rửa tay thường xuyên. Ngoài ra, hãy chế biến và bảo quản thực phẩm an toàn. Luôn tuân thủ các quy tắc dưới đây.

Khánh Hòa: tiêu hủy gần 850.000 tôm hùm giống gần 34 tỷ đồng

Khánh Hòa: tiêu hủy gần 850.000 tôm hùm giống gần 34 tỷ đồng

21 May, 03:04 PM

Kinhtedothi - Từ đầu năm 2024 đến nay, Công an tỉnh Khánh Hòa đã tổ chức kiểm tra, phát hiện và xử lý tổng số 13 vụ, trong đó xử lý hình sự 1 vụ và xử phạt hành chính 12 vụ liên quan đến tôm hùm giống với tổng số tiền gần 900.000.000 đồng. Đồng thời, tiêu hủy gần 850.000 con tôm hùm giống các loại với giá trị ước tính gần 34 tỷ đồng.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ