Quản chặt nguồn thu để tu bổ di tích

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Sáng 9/8, trong Hội nghị tham vấn về "Tình hình thực hiện chính sách, pháp luật trong lĩnh vực di sản văn hóa" diễn ra tại Hà Nội, vấn đề nguồn thu và quản lý nguồn thu từ di sản văn hóa được đề cập đến nhiều nhất. Trong đó, Hà Nội là địa phương đi đầu trong việc thực hiện những quy định ở lĩnh vực này. Nguồn thu tăng   Thứ trưởng Bộ VHTT&DL Đặng Thị Bích Liên cho biết, nhiều di tích sau khi được đầu tư, tôn tạo đã phát huy hiệu quả, trở thành sản phẩm văn hóa - du lịch tương đối hoàn chỉnh thu hút khách trong nước và quốc tế tới tham quan, tìm hiểu. Từ đây góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế của địa phương, nâng cao đời sống người dân vùng có di sản, đồng thời giải quyết việc làm thường xuyên cho không ít lao động. Nguồn thu thông qua các dịch vụ du lịch theo đó cũng tăng lên. Điển hình năm 2012, di sản Cố đô Huế và Vịnh Hạ Long có doanh thu bán vé khoảng 100 tỷ đồng, Phố cổ Hội An thu 61 tỷ đồng, di tích đền Ngọc Sơn thu 14 tỷ đồng, di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc thu 23 tỷ đồng… Đánh giá của lãnh đạo ngành văn hóa cũng cho biết, Hà Nội là một trong những địa phương đi đầu trong quản lý và sử dụng nguồn thu từ di sản văn hóa.

Kinhtedothi - Sáng 9/8, trong Hội nghị tham vấn về "Tình hình thực hiện chính sách, pháp luật trong lĩnh vực di sản văn hóa" diễn ra tại Hà Nội, vấn đề nguồn thu và quản lý nguồn thu từ di sản văn hóa được đề cập đến nhiều nhất. Trong đó, Hà Nội là địa phương đi đầu trong việc thực hiện những quy định ở lĩnh vực này.

Nguồn thu tăng

 

Thứ trưởng Bộ VHTT&DL Đặng Thị Bích Liên cho biết, nhiều di tích sau khi được đầu tư, tôn tạo đã phát huy hiệu quả, trở thành sản phẩm văn hóa - du lịch tương đối hoàn chỉnh thu hút khách trong nước và quốc tế tới tham quan, tìm hiểu. Từ đây góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế của địa phương, nâng cao đời sống người dân vùng có di sản, đồng thời giải quyết việc làm thường xuyên cho không ít lao động. Nguồn thu thông qua các dịch vụ du lịch theo đó cũng tăng lên. Điển hình năm 2012, di sản Cố đô Huế và Vịnh Hạ Long có doanh thu bán vé khoảng 100 tỷ đồng, Phố cổ Hội An thu 61 tỷ đồng, di tích đền Ngọc Sơn thu 14 tỷ đồng, di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc thu 23 tỷ đồng… Đánh giá của lãnh đạo ngành văn hóa cũng cho biết, Hà Nội là một trong những địa phương đi đầu trong quản lý và sử dụng nguồn thu từ di sản văn hóa.

 
Hà Nội đã làm tốt việc quản lý nguồn thu từ di tích.
Hà Nội đã làm tốt việc quản lý nguồn thu từ di tích.
Tuy vậy, việc quản lý và sử dụng nguồn thu ở phần lớn các di tích còn nhiều bất cập. Ở một số địa phương nguồn thu thông qua các hoạt động dịch vụ, bán vé, từ công đức chưa minh bạch và không được tái đầu tư để tu bổ di tích mà sử dụng vào các mục đích khác.

 

Chủ động gỡ khó

 

Theo Trưởng ban Quản lý di tích danh thắng Hà Nội Nguyễn Doãn Tuân, trên địa bàn Thủ đô có 10/5.175 di tích được bán vé tham quan gồm: Văn Miếu - Quốc Tử Giám, đền Ngọc Sơn, Nhà tù Hỏa Lò, Khu di tích Cổ Loa, đền Quán Thánh, chùa Hương, Làng cổ Đường Lâm, chùa Thầy, chùa Tây Phương và Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long. Các đơn vị quản lý trực tiếp hoặc UBND các quận, huyện, thị xã trực tiếp thu phí. Việc quản lý, sử dụng tiền phí thu tùy đặc thù của từng di tích để quy định mức nộp vào ngân sách Nhà nước và tái đầu tư tu bổ di tích.

 

Qua kiểm tra, hầu hết các đơn vị thu phí đã quản lý, sử dụng số tiền phí thu được theo đúng quy định. Các di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Khu di tích Cổ Loa, đền Ngọc Sơn, đền Quán Thánh, Nhà tù Hỏa lò và Khu trung tâm Hoàng thành - Thăng Long nộp vào ngân sách Nhà nước 10%, giữ lại 90% để tôn tạo di tích. Chùa Thầy, chùa Tây Phương nộp vào ngân sách Nhà nước 90%, giữ lại 10%. Chùa Hương nộp vào ngân sách Nhà nước 65%, giữ lại 35%. Riêng Làng cổ Đường Lâm được giữ lại 100% số tiền thu được. Nguồn thu từ các hoạt động dịch vụ kinh doanh tại các di tích cũng đáp ứng nhu cầu của du khách.

 

Tuy vậy, việc quản lý và sử dụng nguồn thu tự nguyện của nhân dân, các tổ chức xã hội lại đang gặp khó. Bởi, như ông Nguyễn Doãn Tuân và một số lãnh đạo các Sở VHTT&DL TP Hồ Chí Minh, Hội An, Bắc Ninh… chia sẻ: "Hiện vẫn chưa có văn bản quy định hay hướng dẫn nên đơn vị được giao quản lý trực tiếp di tích đang phải tự mày mò cách làm. Thế nên, có những nơi sử dụng đúng mục đích, đầu tư cho chính những hoạt động bảo vệ, tôn tạo di tích, hay có sự chia sẻ cho các di tích chưa thu hút được đầu tư; và cũng có những nơi ít quan tâm đến việc đầu tư trở lại cho di tích". Chính vì thế, với tinh thần chủ động gỡ khó, vừa qua, Hội đồng Nhân dân TP Hà Nội đã ban hành Nghị quyết số 16/2013/NQ-HĐND về "Chính sách khuyến khích đầu tư, huy động đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân vào việc xây dựng công trình văn hóa, công viên, vườn hoa, khu vui chơi giải trí và bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn Thủ đô" để hướng dẫn các cấp thực hiện công việc này. Theo đó, UBND các cấp giao một đơn vị tiếp nhận và công bố đóng góp tự nguyện bằng tiền. Nếu đóng góp là tài sản, hiện vật, công lao động phải được thống kê, ghi nhận về số lượng, quy cách, chất lượng, trường hợp cần thiết phải chụp ảnh, quay phim. Đơn vị chịu trách nhiệm xác định khối lượng hiện vật, ngày công lao động trình UBND cấp trên của chủ đầu tư để làm cơ sở thu chi dự án; nếu chưa sử dụng phải bảo quản đúng số lượng, chất lượng…

 

Ngoài ra, bà Đặng Thị Bích Liên cho biết, hiện nay, Bộ VHTT&DL đã dự thảo "Thông tư liên tịch hướng dẫn việc thực hiện nếp sống văn minh tại các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo". Chắc chắn, khi đưa vào thực hiện, văn bản này sẽ hỗ trợ việc quản lý và sử dụng nguồn thu công đức từ di tích cho các địa phương.

 

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần