Quan điểm vẫn “vênh” nhau về việc tăng lương tối thiểu vùng

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Phiên họp về tăng lương tối thiểu (TLTT) vùng năm 2016 lần thứ 2 diễn ra ngày 25/8...

Kinhtedothi - Phiên họp về tăng lương tối thiểu (TLTT) vùng năm 2016 lần thứ 2 diễn ra ngày 25/8 tiếp tục thất bại, bởi mức đề xuất của phía đại diện cho người lao động (NLĐ) là Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam (TLĐ) và phía đại diện cho người sử dụng lao động là Phòng Công nghiệp Thương mại Việt Nam (VCCI) vẫn có khoảng cách chênh tới gần 7%.

Tổng Liên đoàn lao động vẫn giữ mức 16,8%

Tại phiên họp, phía TLĐ vẫn giữ nguyên mức đề xuất TLTT là 16,8%, còn VCCI chỉ đề nghị tăng 10%. Bày tỏ sự không hài lòng với VCCI, ông Mai Đức Chính - Phó Chủ tịch TLĐ cho rằng, bây giờ cuộc sống của NLĐ vẫn quá khổ.“Tôi đang đề nghị các thành viên của Hội đồng tiền lương quốc gia đi xuống các khu nhà trọ của công nhân ở các khu công nghiệp để thấy thực tế đời sống của NLĐ. Chúng ta làm chính sách mà ngồi ở phòng máy lạnh sẽ không bao giờ thấy cái khổ của công nhân” - ông Chính bức xúc.
Công nhân làm việc tại Công ty TNHH Đồ chơi Cheewah Việt Nam, Khu công nghiệp Phú Nghĩa, Chương Mỹ, Hà Nội.     Ảnh: Nguyễn Lam
Công nhân làm việc tại Công ty TNHH Đồ chơi Cheewah Việt Nam, Khu công nghiệp Phú Nghĩa, Chương Mỹ, Hà Nội. Ảnh: Nguyễn Lam
Theo ông Chính: TLĐ vẫn giữ nguyên mức đề xuất 16,8% bởi đã tính toán kỹ lưỡng 4 yếu tố. Thứ nhất là thực hiện theo đúng Điều 91 Luật Lao động là đảm bảo 100% nhu cầu sống tối thiểu của NLĐ - điều này lẽ ra phải được áp dụng ngay từ khi Bộ luật có hiệu lực từ 1/1/2013.

Tuy nhiên nếu áp dụng ngay thì DN sẽ khó khăn nên TLĐ đồng ý thực hiện có lộ trình. Trước đây, Bộ LĐTB&XH đã thống nhất với TLĐ, lộ trình đó sẽ kết thúc vào năm 2017. Hiện, mức lương tối thiểu mới đạt khoảng 74% nhu cầu sống tối thiểu, còn 2 năm nữa là đến năm 2017, phải đảm bảo từ 25 - 26%. Nghĩa là mỗi năm phải tăng từ 12 - 13%, cộng thêm CPI khoảng 5%, như vậy năm nay khoảng 17%.

Tiếp nữa, cuộc sống của NLĐ hết sức khó khăn. Khảo sát của TLĐ, khoảng 92% NLĐ với mức lương DN
Phiên họp lần thứ 3 sẽ được tổ chức vào ngày 3/9 tới. Theo quy định, ở lần họp tới, nếu 2 bên vẫn không thương lượng được, mức đề xuất vẫn có khoảng cách thì Hội đồng tiền lương quốc gia sẽ chọn phương án để trình Chính phủ.

Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH Phạm Minh Huân
trả từ 4,5 - 5 triệu đồng sống rất tằn tiện, chỉ 8% có dư.

“Chúng tôi đã tính toán khả năng chi trả của DN, hiện DN đã trả NLĐ mức lương từ 4,4 triệu đồng ở Hà Nội, 4,9 triệu đồng ở TP Hồ Chí Minh. Cũng có rất nhiều DN trả 5 triệu đồng hoặc hơn. Điều này cho thấy khả năng DN chấp nhận trả được” - ông Chính cho biết.

Theo ông Chính, bản chất khi lương tối thiểu tăng, DN chỉ lấy mức này đóng Bảo hiểm xã hội (BHXH) cho NLĐ. Khi TLTT tức là tăng 22% tiền đóng BHXH, Bảo hiểm y tế cho NLĐ, tức là tiền tăng đó không nhiều. Nếu không thực hiện thì đến 1/2018, theo Điều 89 Luật BHXH, tiền lương cũng phải bằng tiền thu nhập (tiền lương, phụ cấp và các khoản khác). Bây giờ nếu cứ điều chỉnh “nhỏ giọt”, đến năm 2018, khoảng cách sẽ rất lớn, càng gây sức ép cho DN.

“Trước mắt, TLĐ vẫn bảo lưu giữ mức từ 350.000 - 550.000 đồng, tất nhiên sẽ còn thương lượng. Nếu phương án cuối cùng không được thấp hơn tỷ lệ phần trăm của năm 2015, tức 14,65%, ở mức trên 450.000 đồng. Quan điểm của TLĐ vẫn giữ nguyên bởi NLĐ đã quá khổ” - ông Chính khẳng định.

VCCI khẳng định  10% là phù hợp

Với quan điểm “nên đặt lợi ích quốc gia lên hàng đầu”, phía người sử dụng lao động vẫn bảo vệ mức điều chỉnh TLTT vùng năm 2016 là 10%. Ông Hoàng Quang Phòng - Phó Chủ tịch VCCI cho biết, sở dĩ đưa ra mức này bởi còn phải tăng năng lực cạnh tranh quốc gia; phải có đội ngũ DN đủ mạnh mới đảm bảo phát triển bền vững, từ đó mới đảm bảo việc TLTT. Nhất là khi hiện nay mức tăng năng suất lao động 3%, trượt giá đồng tiền từ 1 - 3%, thì mức đề xuất 10% của VCCI là phù hợp.

Với mức tăng này, thực tế DN phải chi trả lên tới 17 - 18%. Và từ 1/1/2016, DN đóng BHXH theo tổng thu nhập chứ không đơn thuần mức lương. Nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới gần đây cũng đưa ra quan điểm “Việt Nam tăng lương tối thiểu thì giảm tăng việc làm”.

Trao đổi với báo chí về việc phải dừng phiên họp lần 2, Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH Phạm Minh Huân cho biết vì phương án của 2 bên không xích lại gần nhau mà có khoảng cách vênh tới gần 7%. 5 thành viên của VCCI cũng chưa thống nhất được phương án cuối cùng. Trước tình hình này, đại diện NLĐ là TLĐ xin dừng cuộc họp.

Riêng đề xuất của TLĐ về việc các thành viên của Hội đồng tiền lương quốc gia nên đi đến các khu công nghiệp để khảo sát đời sống NLĐ, từ đó làm chính sách, ông Huân chia sẻ: “Vấn đề này năm ngoái đã được nêu ra. Bản thân tôi là chủ tịch đoàn đã đi đến các DN xem tác động của chính sách tới NLĐ. Quả thật, đời sống của NLĐ ở nhiều nơi vẫn còn nhiều khó khăn. Đây là vấn đề chung, cả hệ thống chính trị chúng ta phải chung tay, bản thân người sử dụng lao động phải có trách nhiệm tốt hơn đối với NLĐ”.