Không đơn thuần là đối đầu trực diện như trước, quan hệ Nga – phương Tây được điều tiết bởi lợi ích của các bên trong từng khu vực, từng vấn đề. Có lúc là đối thủ tại Syria, Ukraine, khi lại là đối tác trong vấn đề liên quan đến chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Iran, CHDCND Triều Tiên. Tuy nhiên, các đợt trừng phạt – trả đũa qua lại giữa Nga và phương Tây liên quan đến cuộc khủng hoảng tại Ukraine đã đẩy thế giới đối mặt với nguy cơ của một Cuộc chiến tranh Lạnh mới và khiến tất cả các bên chịu thiệt hại nặng nề. Thói quen sai lầm Bên lề cuộc họp của Nhóm Quốc tế hỗ trợ Syria vừa kết thúc tại Vienna, Ngoại trưởng Nga không ngần ngại chỉ trích về “thói quen” trừng phạt của phương Tây. Theo ông Lavrov, từ lâu, Moscow đã “quan sát thấy một thói quen của Mỹ và EU là hơi tý bèn giở chiêu trừng phạt” và khẳng định đây là một thói quen “sai lầm to lớn”. Điều đáng nói là trong cuộc chiến trừng phạt Nga mà phương Tây phát động, thiệt hại của các nước châu Âu lớn gấp 10 lần so với Mỹ.
Theo báo cáo mới được ông Stephen Szabo - Giám đốc điều hành Học viện Transatlantic công bố, giá trị trao đổi thương mại hàng hóa của EU với Nga đã giảm từ 368,4 tỷ USD xuống còn 237 tỷ USD trong năm 2015, trong khi trao đổi thương mại giữa Mỹ và Nga giảm từ 38,2 tỷ USD xuống còn 23,6 tỷ USD. Trên thực tế, ngành nông nghiệp và kinh tế của nhiều nước phương Tây có mối quan hệ làm ăn lâu dài với Nga đã bị thiệt hại nặng bởi các đòn trừng phạt và trả đũa qua lại giữa 2 bên. Chỉ tính riêng Thổ Nhĩ Kỳ, các lệnh cấm xuất khẩu nông sản từ Nga đã khiến nước này thiệt hại tới 12 tỷ USD/năm. Áp lực dỡ lệnh trừng phạt Cuộc khủng hoảng nông nghiệp tại Pháp, Đức, Hy Lạp khiến nông dân các nước này “nổi điên” với Chính phủ vì duy trì sức ép lên Nga. Hàng loạt chính trị gia và DN Đức, Pháp, Hungary, Hy Lạp, Áo và Italia cho rằng, các biện pháp trừng phạt Nga đã gia tăng sức ép lên chính trường và thương trường trong nước. Đồng thời không quên cáo buộc Washington sử dụng áp lực tài chính để ngăn chặn chính phủ bãi bỏ các biện pháp trừng phạt Nga. Thậm chí, Crimea – vấn đề cấm kỵ nhất trong chính trường châu Âu đã được một địa phương của Italia đưa ra bàn thảo. Theo đó, Hội đồng vùng Veneto hôm 18/5 đã tổ chức cuộc bỏ phiếu xem xét công nhận Crimea như một phần lãnh thổ của Nga, tiến tới yêu cầu dỡ bỏ lệnh trừng phạt với Moscow. Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier gần đây cũng thẳng thắn thừa nhận Liên minh châu Âu sẽ khó tìm được tiếng nói chung trong việc tìm kiếm một thỏa thuận gia hạn cho lệnh trừng phạt chống Nga sẽ hết hạn vào mùa này. Hiện, nông dân, doanh nhân và chính trị gia của nhiều nước trong liên minh đang kêu gọi dỡ bỏ các lệnh trừng phạt Nga để giảm thiểu thiệt hại. Nhiều khả năng quan hệ phức tạp giữa Nga và phương Tây sẽ có sự biến chuyển trong thời gian tới khi Mỹ sẽ có Tổng thống mới và tháng 1/2017. Trong khi các cuộc bầu cử quan trọng sẽ diễn ra ở Pháp và Đức sau đó sẽ dẫn đến những thay đổi quan trọng trong chính sách đối nội và đội ngoại. Tuy nhiên, mối quan hệ đồng minh thân thiết lâu đời và những ràng buộc lợi ích mạnh mẽ khiến mối quan hệ Nga – phương Tây khó thoát cảnh nóng – lạnh thất thường. Giới chức Nga từng nhiều lần chỉ trích việc Mỹ và các đồng minh áp dụng “tiêu chuẩn kép” trong các vấn đề có liên quan đến Nga. Lấy ví dụ về việc phương Tây khăng khăng Nga là “chìa khóa” để giải quyết cuộc khủng hoảng ở Ukraine, ông Lavrov mỉa mai: Cứ làm như xoay chiếc chìa khóa này và mối quan hệ của Nga – phương Tây trong chớp mắt sẽ trở lại bình thường.
Nông dân Pháp tràn ra đường phản đối Chính phủ vì thiệt hại do lệnh trừng phạt Nga |