Kinhtedothi - Các phường tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội ở cấp độ 2 gồm: Đồng Xuân, Hàng Bạc, Hàng Bồ, Hàng Buồm, Hàng Đào, Hàng Mã, Hàng Trống, Lý Thái Tổ, Phan Tru Chinh, Trần Hưng Đạo, Tràng Tiền.
Theo báo cáo đánh giá cấp độ dịch Covid-19 ngày 14/1 của CDC Hà Nội, hiện thành phố vẫn ở cấp độ 2 về Covid-19.
Ảnh minh họa
Có 7 quận ở cấp độ 3 về Covid-19 gồm: Cầu Giấy, Nam Từ Liêm, Thanh Xuân, Ba Đình, Gia Lâm, Hoàng Mai, Long Biên.
Như vậy, so với lần đánh giá cấp độ dịch trước đó một tuần, Hà Nội có quận Hoàn Kiếm giảm cấp độ dịch, từ cấp độ 3 - màu cam - nguy cơ cao về cấp độ 2 - nguy cơ trung bình - màu vàng.
Ở cấp độ xã, phường, thị trấn, theo đánh giá, trong vòng 14 ngày trở lại đây, có 158 xã, phường ghi nhận nhiều ca bệnh trong cộng đồng, ở cấp độ 3 - màu cam - nguy cơ cao. 267 xã, phường ở cấp độ 2 và 54 xã, phường còn lại ở cấp độ 1.
Riêng tại quận Hoàn Kiếm, theo đánh giá cụ thể của CDC Hà Nội, trên địa bàn quận có 11 phường ở cấp độ 2 và 7 phường ở cấp độ 3. Các phường sẽ căn cứ theo cấp độ dịch để áp dụng các biện pháp hành chính tương ứng theo quy định.
Cụ thể, các phường ở cấp độ 3 gồm: Chương Dương, Phúc Tân, Cửa Nam, Cửa Đông, Hàng Bông, Hàng Gai, Hàng Bài, tiếp tục thực hiện một số biện pháp để phòng, chống dịch Covid-19 như bán hàng mang về, hạn chế sự kiện tập trung đông người...
Các phường ở cấp độ 2 gồm: Đồng Xuân, Hàng Bạc, Hàng Bồ, Hàng Buồm, Hàng Đào, Hàng Mã, Hàng Trống, Lý Thái Tổ, Phan Tru Chinh, Trần Hưng Đạo, Tràng Tiền.
Những phường này sẽ có các quyết định biện pháp hành chính tương ứng cấp độ 2, hàng quán ăn uống sẽ được mở bán tại chỗ nhưng phải đảm bảo quy định phòng, chống dịch...
Kinhtedothi - Bệnh liên cầu khuẩn lợn hiện chưa có vaccine phòng ngừa. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể để lại những di chứng nặng nề. Chuyên gia y tế khuyến cáo, chăm sóc sức khỏe, phòng tránh nhiễm trùng và điều trị kịp thời để ngăn chặn sự lan truyền của liên cầu khuẩn và giảm thiểu nguy cơ bệnh lý.
Kinhtedothi - Thông tư 26/2025/TT-BYT Bộ Y tế ban hành không chỉ bổ sung các trường thông tin bắt buộc trong đơn thuốc mà còn đưa ra quy định cụ thể về liều dùng, số lần dùng thuốc trong ngày, thời gian sử dụng. Thay đổi kỹ thuật nhỏ nhưng lại có ý nghĩa lớn với người bệnh.
Kinhtedothi - Mới đây, Bộ Y tế ban hành Thông tư 26/2025/TT-BYT quy định về đơn thuốc và việc kê đơn thuốc hóa dược, sinh phẩm trong điều trị ngoại trú, cho phép bác sĩ được kê đơn thuốc tối đa 90 ngày đối với một số bệnh mạn tính.
Kinhtedothi - Những năm qua, công tác dân số và phát triển trên địa bàn Hà Nội đã có nhiều chuyển biến tích cực, đặc biệt là trong nâng cao chất lượng dân số.
Kinhtedothi – UBND TP Hà Nội yêu cầu thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm “từ sớm, từ xa”, tập trung phòng ngừa rủi ro ngay từ khâu đầu vào, kiểm soát điều kiện sản xuất, chế biến, bảo quản và phân phối thực phẩm đến tay người tiêu dùng.