Táng 12/1972 ông chuyển sang đơn vị tên lửa thuộc Tiểu đoàn 5, Trung đoàn 267, Sư đoàn 365 ở Thanh Hóa cải tiến đạn cùng người Liên Xô để tham gia chiến đấu trong giai đoạn lịch sử 12 Ngày đêm (Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không). Sau đó, tham gia chiến dịch giải phóng Sài Gòn thống nhất đất nước năm 1975.
Đoàn tới thăm gia đình cán bộ Tiền khởi nghĩa, nhân chứng lịch sử - ông Tống Xuân Đài, sinh năm 1928, hiện đang sinh sống tại phố Lý Nam Đế, phường Cửa Đông, quận Hoàn Kiếm.
Trong quá trình công tác, từ tháng 5/1972-11/1974, ông là Bí thư Đảng ủy trung đoàn 144 BTTM. Tại trận chiến "Hà Nội - Điện Phủ trên không" ông Chỉ huy Đại đội Cảnh vệ, tham gia cứu sập, cứu nạn cho Nhân dân bị Bom B52 tại Phố Khâm Thiên và Bạch Mai.
Tháng 9/1989- 9/1997, khi nghỉ hưu, ông về sinh hoạt tại chi bộ Lý Nam Đế 3 phường Cửa Đông, đảng viên Hội Cựu chiến binh quận Hoàn Kiếm, ông cũng từng đảm nhiệm vai trò Chủ tịch Hội CCB quận Hoàn Kiếm.
Đoàn tới thăm gia đình cán bộ tiền khởi nghĩa, nhân chứng lịch sử – ông Trần Quốc Khánh, sinh năm 1929, hiện đang sinh sống tại phố Lý Nam Đế, phường Cửa Đông, quận Hoàn Kiếm.
Tại trận chiến "Hà Nội - Điện Phủ trên không" ông là phái viên của Tổng cục Hậu cần tại sở chỉ huy F361 (Hà Nội), theo dõi, chỉ đạo tác chiến của lực lượng Phòng không (Tên lửa, Cao xạ).
Tại các gia đình, Phó Bí thư Thường trực Quận ủy Hoàn Kiếm Nguyễn Quốc Khánh ân cần thăm hỏi các gia đình, đồng thời bày tỏ sự trân trọng, biết ơn về những cống hiến của các cựu chiến binh, gia đình chính sách đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc ta.
Thay mặt lãnh đạo quận, đoàn đã trao quà tặng các gia đình chính sách và bày mong muốn các gia đình tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng, gương mẫu chấp hành tốt chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, qua đó có nhiều đóng góp vào sự phát triển chung của địa phương, quận Hoàn Kiếm và TP Hà Nội.