Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Quản lý đô thị ở TP Cà Mau - bài toán khó?

Hoàng Nam
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi – Là đô thị phát triển nhanh trong những năm gần đây, nên tình trạng vi phạm hành chính trong quản lý đô thi ở Cà Mau đang có dấu hiệu báo động, diễn ra từ đơn giản đến phức tạp. Thậm chí, có dấu hiệu chống người thi hành công vụ.

7 tháng, Cà Mau đã phát hiện và xử lý hàng ngàn vụ vi phạm ATGT đường bộ
7 tháng, Cà Mau đã phát hiện và xử lý hàng ngàn vụ vi phạm ATGT đường bộ

Tình trạng vi phạm ATGT ở TP Cà Mau đang ở mức đáng báo động, khi chỉ trong 7 tháng, đã phát hiện hơn 1.000 trường hợp vi phạm ATGT đường bộ. Qua đó đã tháo dỡ 848 mái che, xử lý 12 trường hợp và cam kết tự tháo dỡ 295 trường hợp khác. Chưa hết, ở các lĩnh vực khác của công tác quản lý đô thị vẫn còn gặp nhiều khó khăn, khi vi phạm diễn ra nhiều nơi với tính chất mức độ ngày càng tăng.

Từ lấn chiếm lề đường

Theo thống kê của Phòng Quản lý Đô thị TP Cà Mau, tính đến 1/8/2023 đã phát hiện xử lý 974 trường hợp vi phạm trật tư mua bán, nhắc nhở 692 trường hợp khác. Có trường hợp, khi thực hiện cưỡng chế đã xảy ra tình trạng chống đối. Gần nhất, khi xử lý tình trạng buôn bán lấn chiếm lòng, lề đường trên tuyến đường Phạm Văn Ký, phường 2 (TP Cà Mau), vẫn thường xuyên diễn ra thì xảy ra sự việc đáng tiếc. Ông Lê Vĩnh An, công chức Ðịa chính - Xây dựng và ông Nguyễn Văn Giàu, nhân viên Ðội Trật tự quản lý đô thị nhắc nhở bà con tiểu thương và người tham gia giao thông không dừng, đậu xe dưới lòng đường thì bất ngờ bị một tiểu thương là ông Trịnh Trung Kiên tấn công bằng nón bảo hiểm. Ông Kiên (sinh năm 1996, trú khóm 6, phường 9) là người cùng nhiều tiểu thương khác ở đây thường xuyên mua bán dưới lòng đường. Mặc dù đã được nhắc nhở nhiều lần nhưng vẫn cố ý không chấp hành theo quy định.

Quản lý đô thị ở TP Cà Mau - bài toán khó? - Ảnh 1

 Hai ngày sau, cũng tại tuyến đường này, khi lực lượng chức năng phường 2 thu gom hàng hoá (một rổ trứng vịt) đưa lên xe thì bị tiểu thương Nguyễn Tuấn Anh (sinh năm 1996, trú đường Lưu Tấn Tài, phường 5) cự cãi phản đối. Tuấn Anh tự ý lấy lại rổ trứng, và dùng rổ đánh ông An. Một số tiểu thương khác cũng ùa theo xô đẩy, dùng nón tấn công ông An.

Ra cả bến sông

Thông tin từ cơ quan chức năng TP Cà Mau cho biết, chỉ riêng 7 tháng đầu năm 2023, phát hiện 205 trường hợp lấn chiếm lòng kênh và đã tháo dỡ 185 trường hợp. Ngoài ra còn tháo dỡ 124 chướng ngại vật trên sông khác (nò, đó, gió, lú).

Thực trạng lấn chiếm lòng lề đường để mua bán đang diễn ra phức tạp các nơi,  nhất là phường 2 TP Cà Mau
Thực trạng lấn chiếm lòng lề đường để mua bán đang diễn ra phức tạp các nơi,  nhất là phường 2 TP Cà Mau

Điển hình nhất, một số bến vật liệu xây dựng (VLXD) hoạt động lấn chiếm luồng đường thủy nội địa (ĐTNĐ) trên tuyến kênh Rạch Rập (xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau) làm hư hỏng lộ giao thông nông thôn. Khiến việc đi lại của người dân gặp nhiều khó khăn, tiềm ẩn nguy cơ mất ATGT đường thủy

.

Vừa vớt rác, vừa tháo dỡ vật cản trên sông Cà Mau để đảm bảo ATGT đường thủy
Vừa vớt rác, vừa tháo dỡ vật cản trên sông Cà Mau để đảm bảo ATGT đường thủy

Ông Nguyễn Trường Giang, Trưởng phòng Quản lý đô thị (QLĐT) TP Cà Mau cho biết, qua kiểm tra thực trạng cho thấy, tại khu vực đối diện đền Tân Hưng (ấp Tân Hưng, xã Lý Văn Lâm) có 4 doanh nghiệp kinh doanh VLXD đang hoạt động, gồm: VLXD Cao Danh Đàn; Trịnh Thị Thủy Hồng, Nguyễn Minh Trung và Nguyễn Văn Sơn.

“Các hoạt động bến thủy nội địa của bốn doanh nghiệp nêu trên đều được Sở GTVT tỉnh Cà Mau cấp giấy phép hoạt động. Trong quá trình hoạt động có 2 doanh nghiệp Trung Hoa và Đức Anh xây dựng lấn chiếm đất bảo lưu ven sông đã được UBND xã Lý Văn Lâm lập biên bản xử phạt hành chính và trình UBND TP Cà Mau ban hành quyết định cưỡng chế khắc phục hậu quả” -  ông Giang cho biết thêm.

Đến biệt thự “khủng” không phép

Tính từ đầu năm đến nay ở TP Cà Mau, trên lĩnh vực trật tự xây dựng cũng đã phát hiện và xử lý 38 trường hợp vi phạm trật tự xây dựng,. Trong đó có 28 trường hợp xây dựng không đúng mục đích sử dụng đất. Điển hình trong số đó là vụ “biệt thự khủng” trên đất nuôi trồng thủy sản.

Quản lý đô thị ở TP Cà Mau - bài toán khó? - Ảnh 2

Như báo Kinh tế và Đô thị đã thông tin, cuối năm 2022, UBND TP Cà Mau đã phát hiện công trình xây dựng trên tuyến đường Quản lộ Phụng Hiệp, xã Tân Thành với quy mô rất lớn, có dấu hiệu vi phạm các quy định về xây dựng, đất đai, nên đã giao UBND xã Tân Thành phối hợp các ngành chức năng kiểm tra. Kết quả, xác định công trình đã vi phạm: xây dựng trên đất tại thửa số 441, tờ bản đồ số 1, diện tích 1.659m2, mục đích sử dụng đất nuôi trồng thủy sản được cấp cho ông Hồ An Tập và thửa số 442, tờ bản đồ số 01, diện tích 1.650,1m2, mục đích sử dụng đất nuôi trồng thủy sản cấp cho bà Kiều Trang (vợ ông Hồ An Tập), tổng diện tích 3.309,1m2 ngang 32m (giáp tuyến lộ Quản lộ Phụng Hiệp), dài từ 103,9 đến 105m. Qua kiểm tra đo đạc, diện tích thực tế là 3.564,8m2.

Công trình gồm các hạng mục: Khối nhà chính có diện tích xây dựng 294,79m2, 3 tầng kết cấu móng bê tông cốt thép, tường xây gạch, sàn bê tông cốt thép (đã hoàn thành khoảng 90%). Dãy nhà cặp hàng rào có diện tích xây dựng 339,74m2, kết cấu móng bê tông cốt thép, tường xây dựng gạch, mái lợp tole. “Hiện tại, UBND TP Cà Mau đang làm việc với các sở ngành có liên quan trong vụ việc để thực hiện nghiêm quy định của pháp luật” – ông Bùi Tứ Hải Phó CT UBND TP Cà Mau cho biết.

Thực trạng trên đang là nhức nhối trong công tác quản lý đô thị ở Cà Mau.Phải chăng, đây là bài toán khó không thể giải quyết?

Để đường phố Cà Mau thông thoáng có là bài toán khó?
Để đường phố Cà Mau thông thoáng có là bài toán khó?