Rõ cơ chế quản lý
Tình hình sử dụng trái phép chất ma túy diễn biến ngày càng phức tạp khi Bộ Luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) có hiệu lực không coi hành vi sử dụng trái phép chất ma túy là tội phạm và không bị xử lý hình sự. Nhiều người sử dụng ma túy, nhất là ma túy tổng hợp, ngay từ lần đầu tiên đã gây ra nguy hiểm cho họ và gây mất an ninh, trật tự. Đặc biệt người sử dụng ma túy tổng hợp bị loạn thần (ngáo đá), không kiểm soát được hành vi gây ra các vụ thảm án, gây hoang mang trong dư luận. Dù vậy, việc quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy lại chưa được quan tâm một cách đúng mức. Hành vi sử dụng trái phép chất ma túy hiện chỉ bị xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 - 1.000.000 đồng, chưa đủ sức răn đe.Trước thực tế, đó Dự án Luật Phòng, chống ma túy (sửa đổi) đã bổ sung chương mới quy định về quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy. Theo các đại biểu Quốc hội, việc quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy và có chế tài nghiêm khắc hơn đối với hành vi sử dụng trái phép chất ma túy là cần thiết. Đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa (Đồng Tháp) cho rằng, khái niệm quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy đã được thể hiện khá rõ, tiếp cận theo hướng coi đây là biện pháp phòng ngừa chứ không phải biện pháp xử lý hành chính. Đây là cách tiếp cận dựa trên quyền, do vậy sẽ tạo ra một cách nhìn mới rất nhân văn. Quy định này giúp cho người sử dụng trái phép chất ma túy không tiếp tục sử dụng; giúp cộng đồng ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật của người sử dụng trái phép chất ma túy...Cần biện pháp cưỡng chế thay vì tự nguyệnNhiều ý kiến cho rằng, quy định người sử dụng trái phép chất ma túy tự khai báo về hành vi sử dụng trái phép chất ma túy của mình phải chấp hành việc quản lý, theo dõi và xét nghiệm theo yêu cầu… là khó khả thi. Bởi người sử dụng trái phép chất ma túy thường lén lút, chưa kể, theo quy định hiện hành, họ sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền. Đại biểu Phan Thị Mỹ Dung (Long An) cho rằng, Dự Luật quy định đây không phải là biện pháp xử lý hành chính, vậy thì quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy sẽ thực hiện bằng cơ chế gì?Do đó, Dự Luật cần quy định chặt chẽ, cụ thể hơn. Đồng thời, nghiên cứu, bổ sung quy định về biện pháp cưỡng chế trong trường hợp người được yêu cầu xét nghiệm nhưng không chấp hành việc xét nghiệm trong thời gian quản lý tại cộng đồng. Cùng với đó, việc cai nghiện dựa nhiều vào sự tự nguyện của người nghiện cũng khiến đại biểu băn khoăn, bởi tỷ lệ cai thành công tại cộng đồng rất thấp. Trong khi đây là nguồn phát sinh tội phạm cũng như người nghiện mới.Do vậy, trừ trường hợp chứng minh được địa điểm, con người đảm bảo cho việc cai nghiện ở cộng đồng, còn đã là người nghiện phải cai nghiện bắt buộc tập trung. Đồng thời, cần thiết kế cụ thể nội dung còn bỏ ngỏ là đối tượng tái nghiện, bởi thực tế cho thấy, đây là vấn đề rất khó và tỷ lệ người cai nghiện ma túy tái nghiện hiện vẫn cao, trên 90%.
Thống kê của cơ quan chức năng cho thấy, năm 2019 cả nước có gần 3.900 cơ sở kinh doanh có điều kiện như vũ trường, quán bar, nhà nghỉ, khách sạn, nhà hàng... có biểu hiện liên quan đến tội phạm và tệ nạn ma túy. Cơ quan chức năng đã xử lý hành chính hơn 13.800 người sử dụng trái phép chất ma túy tại các cơ sở này. Trong đó, độ tuổi dưới 18 chiếm 4%, từ đủ 18 - 35 tuổi chiếm 85% và từ 35 tuổi trở lên chiếm 11%. |