Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Quần thể di tích chùa Trầm: Điểm đến lý tưởng

Bài, ảnh: Hồ Hạ
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Nằm bên dòng sông Đáy thơ mộng, Quần thể di tích lịch sử văn hóa chùa Trầm, nơi Bác Hồ về thăm và làm việc 3 lần là điểm đến lý tưởng để người Hà Nội trốn khỏi ồn ào đô thị dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 này.

Quần thể di tích lịch sử văn hóa chùa Trầm gồm có các di tích, danh thắng: Núi Trầm, chùa Trầm, chùa Hang trong động Long Tiên, chùa Vô Vi
Quần thể di tích chùa Trầm: Điểm đến lý tưởng - Ảnh 1
 
Đầu tiên phải kể đến trong quần thể này là chùa Trầm được xây dựng từ thế kỷ 16. Tuy là một ngôi chùa nhỏ, không đồ sộ hay hoành tráng như những ngôi chùa khác ở Bắc bộ, nhưng với thế “tựa sơn, hướng thủy”, lưng dựa vào dãy Tử Trầm còn mặt hướng ra sông Đáy, ra đồng ruộng, chùa Trầm có được một phong cảnh hữu tình hiếm có.
Quần thể di tích chùa Trầm: Điểm đến lý tưởng - Ảnh 2
Những vách đá, những tán cây trên núi còn xòa bóng, che trở cho chùa Trầm vừa làm cho không gian ở đây mát mẻ quanh năm, vừa khiến cho du khách có cảm giác như núi và chùa liền một khối, gắn bó khăng khít với nhau không thể tách rời.
Quần thể di tích chùa Trầm: Điểm đến lý tưởng - Ảnh 3

Quần thể di tích chùa Trầm: Điểm đến lý tưởng - Ảnh 4
Ngay bên phải của chùa Trầm ít bước chân là động Long Tiên (hay còn gọi là hang Trầm), trong động là chùa Hang án ngữ.
Quần thể di tích chùa Trầm: Điểm đến lý tưởng - Ảnh 5
Cửa hang Trầm không lớn lắm, nhưng bên trong hang lại có không gian thoáng đãng với vòm hang khá cao.
Quần thể di tích chùa Trầm: Điểm đến lý tưởng - Ảnh 6
Vào những ngày đẹp trời, ánh sáng tự nhiên len qua những khe nhỏ trên vòm hang chiếu rọi khắp không gian trong động.
Quần thể di tích chùa Trầm: Điểm đến lý tưởng - Ảnh 7
Du khách có thể nhìn thấy nhiều thạch nhũ với nhiều màu sắc, hình thù trong hang.
Quần thể di tích chùa Trầm: Điểm đến lý tưởng - Ảnh 8
Cùng với đó là rất nhiều tượng phật được tạc khắc công phu nằm rải rác khắp lối đi.
Quần thể di tích chùa Trầm: Điểm đến lý tưởng - Ảnh 9
Ở chính giữa động là bàn thờ phật được trang hoàng với nhiều bức tượng Phật từ nhỏ tới lớn. Theo Ban Quản lý di tích chùa Trầm, có 49 bức tượng Phật bằng đá ẩn hiện trong động. Chính điều đó đã làm cho chùa Hang, cho động Long Tiên trở nên độc đáo và hấp dẫn.
Quần thể di tích chùa Trầm: Điểm đến lý tưởng - Ảnh 10
Trong kháng chiến chống Pháp, hang Trầm là nơi Hồ Chủ tịch từng sống và làm việc trong những ngày đầu kháng chiến. Đây cũng là địa điểm đầu tiên Đài tiếng nói Việt nam chuyển về sau khi rời Hà Nội để tiếp tục làm việc (từ ngày 20-12-1946 đến ngày 4-3-1947).
Quần thể di tích chùa Trầm: Điểm đến lý tưởng - Ảnh 11
Chính từ đây Đài tiếng nói Việt nam đã phát đi lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến vào ngày 20-12-1946, ngay sau đêm quân dân thủ đô Hà Nội nổ súng tấn công giặc Pháp trở lại xâm lược nước ta. Hiện ở sân chùa Trầm vẫn còn tượng đài kỷ niệm sự kiện này.
Quần thể di tích chùa Trầm: Điểm đến lý tưởng - Ảnh 12

Quần thể di tích chùa Trầm: Điểm đến lý tưởng - Ảnh 13

Quần thể di tích chùa Trầm: Điểm đến lý tưởng - Ảnh 14
Chính bởi những dấu tích lịch sử đó, cùng với kiến trúc độc đáo và lâu đời mà quần thể chùa Trầm đã được Nhà nước công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia vào năm 1962.
 Quần thể di tích chùa Trầm: Điểm đến lý tưởng - Ảnh 15
Vãn cảnh chùa Trầm mà không leo núi để thưởng ngoạn khung cảnh thơ mộng của sông Đáy, xứ Đoài thì coi như chuyến đi chưa trọn vẹn.
Quần thể di tích chùa Trầm: Điểm đến lý tưởng - Ảnh 16
Núi Trầm không cao, nhưng những vách đá trắng dựng cheo leo, hiểm trở luôn khơi gợi thú ưa mạo hiểm của du khách.
Quần thể di tích chùa Trầm: Điểm đến lý tưởng - Ảnh 17
Có rất nhiều lối mòn để leo lên một trong chín đỉnh của núi Trầm, và khi leo lên đỉnh này rồi thì có thể leo sang đỉnh khác rất dễ dàng nhờ những lối mòn ngoằn ngoèo, chằng chịt khắp nơi. Chính vì thế, nhiều người ví nơi đây như một “cao nguyên đá” thu nhỏ giữa lóng Hà Nội.
Quần thể di tích chùa Trầm: Điểm đến lý tưởng - Ảnh 18
Nằm xen giữa những đỉnh núi là những trảng cỏ xanh tương đối bằng phẳng xen lẫn những tảng đá trắng, tạo thành một thung lũng đá nằm gần như lọt thỏm giữa các đỉnh núi. Khung cảnh rất ngoạn mục và nên thơ.
Quần thể di tích chùa Trầm: Điểm đến lý tưởng - Ảnh 19
Đứng trên các đỉnh núi Trầm, du khách sẽ chiêm ngưỡng toàn cảnh xóm làng, đồng ruộng, sông hồ trải ra hút tầm mắt, bao la và choáng ngợp.
Quần thể di tích chùa Trầm: Điểm đến lý tưởng - Ảnh 20

Quần thể di tích chùa Trầm: Điểm đến lý tưởng - Ảnh 21
Vẻ đẹp nhìn từ núi Trầm khiến nhà thơ Huy Cận từng thốt lên: “Lòng quê dợn dợn vời con nước/Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”.
Quần thể di tích chùa Trầm: Điểm đến lý tưởng - Ảnh 22
Trong những năm qua, di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia chùa Trầm vẫn là điểm đến thu hút được đông đảo du khách thập phương. Lễ hội chùa Trầm tổ chức ngày 2/2 Âm lịch hàng năm là một trong sự kiện văn hóa tâm linh quan trọng bậc nhất mà huyện Chương Mỹ vẫn còn lưu giữ được.
Quần thể di tích chùa Trầm: Điểm đến lý tưởng - Ảnh 23
Những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, huyện Chương Mỹ vinh dự là nơi được T.Ư Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn làm địa điểm tổ chức nhiều cuộc họp quan trọng. Điển hình là cuộc họp của Hội đồng Chính phủ tổ chức tối 2/2/1947 tại Nhà thờ chi họ Nguyễn Văn (xóm Chùa, thị trấn Chúc Sơn), bàn về các vấn đề tài chính, kinh tế, canh nông và tăng gia sản xuất. Đến nay, di tích lịch sử này vẫn được chính quyền và Nhân dân huyện Chương Mỹ quan tâm gìn giữ, trở thành điểm đến quan trọng trong hành trình tìm lại dấu tích kháng chiến của du khách thập phương.
Quần thể di tích chùa Trầm: Điểm đến lý tưởng - Ảnh 24
Ông Nguyễn Ngọc Lâm – Phó Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ cho biết, hiện, công tác quy hoạch cụm di tích chùa Trầm, chùa Trăm Gian đang được gấp rút tiến hành. Sau khi có quy hoạch, địa phương sẽ nghiên cứu phương án xây dựng các hạng mục bổ trợ, trong đó chú trọng công tác xã hội hóa. Bên cạnh việc gìn giữ, phát huy giá trị di tích lịch sử chùa Trầm, mục tiêu mà huyện hướng tới là phát triển chuyên nghiệp, nâng tầm thương hiệu cho du lịch địa phương.