Quảng Bình: Mục sở thị Lễ Cầu ngư đầu năm của ngư dân Cảnh Dương
Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Quảng Bình: Mục sở thị Lễ Cầu ngư đầu năm của ngư dân Cảnh Dương

Bùi Đức
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Sáng 15/2 (tức Rằm tháng Giêng), làng biển Cảnh Dương đã tổ chức Lễ Cầu ngư, khởi đầu mùa biển năm mới với ước vọng ra khơi thuận buồm xuôi gió, hải sản đầy khoang.

Với người dân Cảnh Dương (Quảng Trạch - Quảng Bình) lễ Cầu ngư và phát động ra quân đánh bắt hải sản là nét văn hóa truyền thống, hoạt động tâm linh đặc sắc. Vào ngày này, hàng trăm ngư dân trong làng sẽ đổ về dâng hương, làm lễ tại Đình thờ tổ và Ngư Linh miếu cầu cho một năm đi biển may mắn, thể hiện khát vọng bình yên, cầu cho mưa thuận gió hòa để có một mùa khai thác hải sản bội thu.
Với người dân Cảnh Dương (Quảng Trạch - Quảng Bình) lễ Cầu ngư và phát động ra quân đánh bắt hải sản là nét văn hóa truyền thống, hoạt động tâm linh đặc sắc. Vào ngày này, hàng trăm ngư dân trong làng sẽ đổ về dâng hương, làm lễ tại Đình thờ tổ và Ngư Linh miếu cầu cho một năm đi biển may mắn, thể hiện khát vọng bình yên, cầu cho mưa thuận gió hòa để có một mùa khai thác hải sản bội thu.
Miếu Linh ngư tại Cảnh Dương là nơi thờ 2 bộ xương cá voi lớn hơn 200 trăm năm qua, người dân thường gọi là Cá Ông và Cá Bà. Theo tục truyền, vào năm 1806 Đức Bà và năm 1818 Đức Ông vào tại Làng biển Cảnh Dương được bà con ngư dân chôn cất, thờ phụng và lưu truyền đến nay.
Miếu Linh ngư tại Cảnh Dương là nơi thờ 2 bộ xương cá voi lớn hơn 200 trăm năm qua, người dân thường gọi là Cá Ông và Cá Bà. Theo tục truyền, vào năm 1806 Đức Bà và năm 1818 Đức Ông vào tại Làng biển Cảnh Dương được bà con ngư dân chôn cất, thờ phụng và lưu truyền đến nay.
Theo quan niệm dân gian, việc Cá Ông (cá voi) liên tục cứu giúp ngư dân miền biển lúc giông to, gió lớn đã khiến cho tục thờ Cá Ông đã trở thành một nét văn hóa dân gian của Việt Nam. Tại làng biển Cảnh Dương, tín ngưỡng thờ cá ông đã trở thành một nét văn hóa đặc sắc, trải qua hàng trăm năm, lưu truyền qua bao thế hệ.
Theo quan niệm dân gian, việc Cá Ông (cá voi) liên tục cứu giúp ngư dân miền biển lúc giông to, gió lớn đã khiến cho tục thờ Cá Ông đã trở thành một nét văn hóa dân gian của Việt Nam. Tại làng biển Cảnh Dương, tín ngưỡng thờ cá ông đã trở thành một nét văn hóa đặc sắc, trải qua hàng trăm năm, lưu truyền qua bao thế hệ.
Lễ hội Cầu ngư xã Cảnh Dương là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia, hàng năm, được tổ chức long trọng với phần lễ và hội. Năm nay, do tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, Lễ hội Cầu ngư được cắt giảm quy mô, chỉ tiến hành các nghi lễ tâm linh truyền thống.
Lễ hội Cầu ngư xã Cảnh Dương là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia, hàng năm, được tổ chức long trọng với phần lễ và hội. Năm nay, do tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, Lễ hội Cầu ngư được cắt giảm quy mô, chỉ tiến hành các nghi lễ tâm linh truyền thống.
Tại Đình thờ tổ và Ngư Linh miếu, các bậc cao niên sẽ tiến hành phần lễ long trọng theo nghi thức truyền thống, dâng hương và lễ vật để kính cáo với tổ tiên, các vị thần ngư cầu mong cho trời yên biển lặng, làng xã ấm no, yên bình, hạnh phúc, ra khơi thuận lợi, tôm cá đầy khoang.
Tại Đình thờ tổ và Ngư Linh miếu, các bậc cao niên sẽ tiến hành phần lễ long trọng theo nghi thức truyền thống, dâng hương và lễ vật để kính cáo với tổ tiên, các vị thần ngư cầu mong cho trời yên biển lặng, làng xã ấm no, yên bình, hạnh phúc, ra khơi thuận lợi, tôm cá đầy khoang.
Chủ tịch UBND xã Cảnh Dương Đồng Vinh Quang cho biết: “Lễ hội cầu ngư mang tính chất đời sống văn hóa tâm linh của người dân Cảnh Dương có từ rất lâu rồi. Cứ vào ngày Rằm tháng Giêng hàng năm địa phương thường tổ chức lễ hội cầu ngư. Lễ hội này cũng là dịp để  tuyên truyền cho nhân dân và các chủ tàu thuyền vừa tham gia đánh bắt hải sản vừa phải bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc; thực hiện hiệp định đánh bắt cá chung, không xâm phạm vùng biển nước ngoài và thực hiện nghiêm việc cấm khai thác IUU.”
Chủ tịch UBND xã Cảnh Dương Đồng Vinh Quang cho biết: “Lễ hội cầu ngư mang tính chất đời sống văn hóa tâm linh của người dân Cảnh Dương có từ rất lâu rồi. Cứ vào ngày Rằm tháng Giêng hàng năm địa phương thường tổ chức lễ hội cầu ngư. Lễ hội này cũng là dịp để  tuyên truyền cho nhân dân và các chủ tàu thuyền vừa tham gia đánh bắt hải sản vừa phải bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc; thực hiện hiệp định đánh bắt cá chung, không xâm phạm vùng biển nước ngoài và thực hiện nghiêm việc cấm khai thác IUU.”
Dịp này, Bí thư Tỉnh Ủy Quảng Bình Vũ Đại Thắng cũng đã gửi thư động viên bà con ngư dân vào mùa biển mới. Trong thư, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình nhấn mạnh: “Lễ hội Cầu ngư Quảng Bình là Lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa của người dân vùng biển, là tín ngưỡng tâm linh gắn liền với công việc, sinh hoạt của ngư dân, có mặt trong Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, là một sự kiện văn hóa quan trọng của tỉnh. Với nét văn hóa tâm linh đặc sắc và vô cùng ý nghĩa đó, tôi mong muốn Lễ hội Cầu ngư xã Cảnh Dương, huyện Quảng Trạch sẽ mở đầu cho một mùa sản xuất mới mưa thuận, gió hòa đến với bà con xã Cảnh Dương nói riêng, bà con ngư dân toàn tỉnh nói chung; mong muốn bà con tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, tích cực sản xuất, khai thác hải sản, vươn lên làm giàu từ biển trong thời kỳ hội nhập và phát triển”.
Dịp này, Bí thư Tỉnh Ủy Quảng Bình Vũ Đại Thắng cũng đã gửi thư động viên bà con ngư dân vào mùa biển mới. Trong thư, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình nhấn mạnh: “Lễ hội Cầu ngư Quảng Bình là Lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa của người dân vùng biển, là tín ngưỡng tâm linh gắn liền với công việc, sinh hoạt của ngư dân, có mặt trong Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, là một sự kiện văn hóa quan trọng của tỉnh. Với nét văn hóa tâm linh đặc sắc và vô cùng ý nghĩa đó, tôi mong muốn Lễ hội Cầu ngư xã Cảnh Dương, huyện Quảng Trạch sẽ mở đầu cho một mùa sản xuất mới mưa thuận, gió hòa đến với bà con xã Cảnh Dương nói riêng, bà con ngư dân toàn tỉnh nói chung; mong muốn bà con tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, tích cực sản xuất, khai thác hải sản, vươn lên làm giàu từ biển trong thời kỳ hội nhập và phát triển”.
Những năm gần đây, xã Cảnh Dương thường kết hợp tổ chức lễ cầu ngư với lễ phát động ra quân đánh bắt hải sản đầu năm. Ngay đầu năm, ngư dân đã tất bật tu sửa, sơn mới lại tàu thuyền, mua sắm ngư lưới cụ và chuẩn bị vươn khơi bám biển.
Những năm gần đây, xã Cảnh Dương thường kết hợp tổ chức lễ cầu ngư với lễ phát động ra quân đánh bắt hải sản đầu năm. Ngay đầu năm, ngư dân đã tất bật tu sửa, sơn mới lại tàu thuyền, mua sắm ngư lưới cụ và chuẩn bị vươn khơi bám biển.
Là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia, Lễ Cầu ngư làng biển Cảnh Dương hàm chứa nhiều giá trị văn hóa, có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục tình yêu quê hương đất nước, bảo vệ chủ quyền biển đảo quốc gia.
Là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia, Lễ Cầu ngư làng biển Cảnh Dương hàm chứa nhiều giá trị văn hóa, có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục tình yêu quê hương đất nước, bảo vệ chủ quyền biển đảo quốc gia.
Quảng Bình có đường bờ biển dài hơn 116km, gần 7.000 tàu cá và đội ngũ ngư dân giàu kinh nghiệm, cần cù, sáng tạo. Vài năm trở lại đây, kinh tế biển đã đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của tỉnh Quảng Bình góp phần ổn định đời sống người dân.
Quảng Bình có đường bờ biển dài hơn 116km, gần 7.000 tàu cá và đội ngũ ngư dân giàu kinh nghiệm, cần cù, sáng tạo. Vài năm trở lại đây, kinh tế biển đã đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của tỉnh Quảng Bình góp phần ổn định đời sống người dân.