Quảng Bình: “Nỗi lo” mưu sinh mùa biển động

Bùi Biền
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Cứ vào mùa biển động, ngư dân các làng chài ven biển tại Quảng Bình lại phải chật vật mưu sinh. Nỗi lo “cơm, áo, gạo, tiền” luôn hối thúc họ chấp nhận đối mặt với sóng to, gió lớn để ngày đêm vươn khơi.

Mùa biển động tại Quảng Bình bắt đầu khoảng từ tháng 9 âm lịch năm trước đến gần hết tháng 1 năm sau, thời điểm này trên biển thường xuất hiện sóng to, gió lớn, thời tiết gặp nhiều bất lợi cho việc đánh bắt thủy hải sản.
Mùa biển động tại Quảng Bình bắt đầu khoảng từ tháng 9 âm lịch năm trước đến gần hết tháng 1 năm sau, thời điểm này trên biển thường xuất hiện sóng to, gió lớn, thời tiết gặp nhiều bất lợi cho việc đánh bắt thủy hải sản.
Thời gian này, tại các xã bãi ngang ven biển như Cảnh Dương, Quảng Đông, Quảng Xuân, Quảng Phúc… ngư dân thường cho tàu neo đậu để tránh gặp rủi ro. Tuy nhiên, vẫn có một số ít tàu thuyền chấp nhận đối diện với hiểm nguy để vươn khơi đánh bắt cũng bởi tàu thuyền nằm bờ thì “chỉ có đói”.
Thời gian này, tại các xã bãi ngang ven biển như Cảnh Dương, Quảng Đông, Quảng Xuân, Quảng Phúc… ngư dân thường cho tàu neo đậu để tránh gặp rủi ro. Tuy nhiên, vẫn có một số ít tàu thuyền chấp nhận đối diện với hiểm nguy để vươn khơi đánh bắt cũng bởi tàu thuyền nằm bờ thì “chỉ có đói”.
Hơn 7 giờ sáng, dưới tiết trời mùa đông, sương mù còn bao phủ nhưng tại vùng cửa biển Ròon (xã Cảnh Dương, huyện Quảng Trạch) đã nhộn nhịp tàu thuyền công suất nhỏ cập bến, đầy ắp cá tôm. Mùa biển động cũng là thời điểm cá nhiều, ngư dân thường gọi đây là món “quà Tết” từ biển cả, giá bán cũng cao hơn so với những ngày bình thường.
Hơn 7 giờ sáng, dưới tiết trời mùa đông, sương mù còn bao phủ nhưng tại vùng cửa biển Ròon (xã Cảnh Dương, huyện Quảng Trạch) đã nhộn nhịp tàu thuyền công suất nhỏ cập bến, đầy ắp cá tôm. Mùa biển động cũng là thời điểm cá nhiều, ngư dân thường gọi đây là món “quà Tết” từ biển cả, giá bán cũng cao hơn so với những ngày bình thường.
Đa số những chiếc thuyền của ngư dân có công suất từ 15 - 20 CV, đánh bắt các bờ chừng 8 - 10 hải lý nên sẽ đi về trong ngày. Thuyền nhỏ đi 2 người, lớn hơn 4 người, họ chủ yếu là anh em hoặc người thân trong gia đình. Những chuyến biển thường kéo dài khoảng chừng 4 - 5 tiếng là trở về.
Đa số những chiếc thuyền của ngư dân có công suất từ 15 - 20 CV, đánh bắt các bờ chừng 8 - 10 hải lý nên sẽ đi về trong ngày. Thuyền nhỏ đi 2 người, lớn hơn 4 người, họ chủ yếu là anh em hoặc người thân trong gia đình. Những chuyến biển thường kéo dài khoảng chừng 4 - 5 tiếng là trở về.
Mùa này, ngư dân chủ yếu hành nghề lưới cước, lưới ba màng, đánh bắt các loại, như: cá khoai, cá ô lép, cá ngát, tôm, ghẹ… Do đánh bắt gần bờ nên hải sản luôn giữ được độ tươi ngon, được người dân rất ưa chuộng.
Mùa này, ngư dân chủ yếu hành nghề lưới cước, lưới ba màng, đánh bắt các loại, như: cá khoai, cá ô lép, cá ngát, tôm, ghẹ… Do đánh bắt gần bờ nên hải sản luôn giữ được độ tươi ngon, được người dân rất ưa chuộng.
Trở về sau chuyến đi biển, ngư dân Nguyễn Đình Hùng (SN 1969, trú phường Quảng Thọ, thị xã Ba Đồn) cho biết, ra khơi mùa biển động dù cá tôm khá hơn nhưng rủi ro cũng không ít... rủi ro từ sóng to, gió lớn của biển cả, từ những cơn gió rét buốt da thịt của mùa đông nhưng chấp nhận gắn liền với biển thì khó khăn, nguy hiểm cũng phải vượt qua.“Khi biển động, cá thường đi theo từng đàn, nếu trúng thì kiếm được tiền triệu, còn không thì cũng kiếm được vài trăm nghìn. Cuối năm rồi, anh em ai cũng tranh thủ đi đánh bắt để kiếm thêm tiền sắm Tết”, ông Hùng nói.
Trở về sau chuyến đi biển, ngư dân Nguyễn Đình Hùng (SN 1969, trú phường Quảng Thọ, thị xã Ba Đồn) cho biết, ra khơi mùa biển động dù cá tôm khá hơn nhưng rủi ro cũng không ít... rủi ro từ sóng to, gió lớn của biển cả, từ những cơn gió rét buốt da thịt của mùa đông nhưng chấp nhận gắn liền với biển thì khó khăn, nguy hiểm cũng phải vượt qua.“Khi biển động, cá thường đi theo từng đàn, nếu trúng thì kiếm được tiền triệu, còn không thì cũng kiếm được vài trăm nghìn. Cuối năm rồi, anh em ai cũng tranh thủ đi đánh bắt để kiếm thêm tiền sắm Tết”, ông Hùng nói.
Còn ngư dân Đoàn Văn Bằng (SN 1970, trú phường Quảng Thọ, thị xã Ba Đồn) cho biết, khoảng 3 giờ sáng tàu anh bắt đầu xuất bến, biển động, gió rét nhưng vì mưu sinh nên phải lam lũ, biết là vất vả, hiểm nguy nhưng không thể chờ lúc biển êm mới ra khơi được. Chuyến này, tàu của anh đánh bắt được vài yến cá các loại, trừ tiền dầu cũng được mấy trăm nghìn tiền công.
Còn ngư dân Đoàn Văn Bằng (SN 1970, trú phường Quảng Thọ, thị xã Ba Đồn) cho biết, khoảng 3 giờ sáng tàu anh bắt đầu xuất bến, biển động, gió rét nhưng vì mưu sinh nên phải lam lũ, biết là vất vả, hiểm nguy nhưng không thể chờ lúc biển êm mới ra khơi được. Chuyến này, tàu của anh đánh bắt được vài yến cá các loại, trừ tiền dầu cũng được mấy trăm nghìn tiền công.
Bên cạnh những chiếc tàu nhỏ vừa cấp bến là hàng trăm tàu công suất lớn đang gác mũi trên bờ, chưa dám vươn khơi vì mấy hôm liền biển động. Một số ngư dân đang tranh thủ sửa sang tàu thuyền, kiểm tra máy móc và ngư lưới cụ.
Bên cạnh những chiếc tàu nhỏ vừa cấp bến là hàng trăm tàu công suất lớn đang gác mũi trên bờ, chưa dám vươn khơi vì mấy hôm liền biển động. Một số ngư dân đang tranh thủ sửa sang tàu thuyền, kiểm tra máy móc và ngư lưới cụ.
Ngư dân Phạm Xuân Hải (SN 1978, trú xã Hải Đông, huyện Quảng Trạch), chủ tàu công suất 90 CV cho biết, hơn 2 tháng nay, thời tiết diễn biến thất thường cùng với việc giá xăng dầu cao nên đành cho tàu nằm bờ vì sợ ra khơi là lỗ. “Vào mùa biển động, làng chài nào cũng chật kín tàu thuyền, nhiều người không dám ra khơi vì sự an toàn của bản thân và tài sản. Tranh thủ lúc biển “nổi điên”, chúng tôi thường tu sửa lại tàu thuyền để chuẩn bị vươn khơi mùa biển mới”  - anh Hải nói.
Ngư dân Phạm Xuân Hải (SN 1978, trú xã Hải Đông, huyện Quảng Trạch), chủ tàu công suất 90 CV cho biết, hơn 2 tháng nay, thời tiết diễn biến thất thường cùng với việc giá xăng dầu cao nên đành cho tàu nằm bờ vì sợ ra khơi là lỗ. “Vào mùa biển động, làng chài nào cũng chật kín tàu thuyền, nhiều người không dám ra khơi vì sự an toàn của bản thân và tài sản. Tranh thủ lúc biển “nổi điên”, chúng tôi thường tu sửa lại tàu thuyền để chuẩn bị vươn khơi mùa biển mới”  - anh Hải nói.
Trên thực tế, mặc dù đánh bắt mùa biển động mang lại sinh kế cho ngư dân nhưng cũng tiềm ẩn khá nhiều rủi ro, không ít vụ việc tàu thuyền ra khơi đã bị sóng đánh chìm, gây thiệt hại về người và tài sản.
Trên thực tế, mặc dù đánh bắt mùa biển động mang lại sinh kế cho ngư dân nhưng cũng tiềm ẩn khá nhiều rủi ro, không ít vụ việc tàu thuyền ra khơi đã bị sóng đánh chìm, gây thiệt hại về người và tài sản.
Vào mùa biển động, đa số tàu thuyền của ngư dân đều neo đậu tại bến.
Vào mùa biển động, đa số tàu thuyền của ngư dân đều neo đậu tại bến.

Trao đổi với phóng viên Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Quảng Bình Lê Ngọc Linh cho biết, hiện nay toàn tỉnh Quảng Bình có 6.792 tàu thuyền các loại, trong đó số tàu trên 15m là 1.207 chiếc, từ 6m trở lên là 3.970, còn lại là tàu thuyền nhỏ dưới 6m. Vào mùa biển động, đa số tàu thuyền của ngư dân đều neo đậu tại bến, một số ít hoạt động tại các vùng biển xa hoặc đánh bắt gần bờ trong thời gian ngắn.

“Mặc dù giá thành thủy hải sản mùa biển động có phần cao hơn nhưng rất vất vả, nguy hiểm cho bà con ngư dân khi đi đánh bắt. Chi cục Thủy sản luôn theo dõi sát sao tình thời tiết, thông báo liên tục cho bà con để khi có diễn biến xấu kịp thời tìm nơi tránh trú an toàn, phòng ngừa tai nạn, rủi ro đáng tiếc xảy ra” - Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Quảng Bình nói.