Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Quảng Nam: Thực hiện các chương trình MTQG ở 9 huyện miền núi còn chậm

Kintedothi- Việc thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) tại địa bàn 9 huyện miền núi của Quảng Nam còn chậm so yêu cầu, tỷ lệ giải ngân còn rất thấp.

Ngày 14/8, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam có buổi làm việc với các địa phương miền núi về tiến độ triển khai các chương trình MTQG.  

Theo báo cáo, giai đoạn 2021-2025, tổng nguồn vốn đầu tư phát triển hỗ trợ trực tiếp để thực hiện các chương trình MTQG trên địa bàn 9 huyện miền núi của Quảng Nam là hơn 3.443 tỷ đồng, gồm: ngân sách trung ương 2.982 tỷ đồng đồng, ngân sách tỉnh 461,5 tỷ đồng đồng.

Dù đã có nhiều cố gắng nhưng việc thực hiện các chương trình MTQG tại địa bàn 9 huyện miền núi của Quảng Nam còn chậm so yêu cầu, tỷ lệ giải ngân còn rất thấp. Ảnh: Quang Hải

Như vậy, kế hoạch vốn đầu tư phát triển hỗ trợ cho 9 huyện miền núi chiếm tỷ lệ 78,2% so với tổng số vốn đầu tư phát triển kế hoạch trung hạn giai đoạn 2021-2025 hỗ trợ thực hiện các chương trình MTQG trên địa bàn Quảng Nam. 

Giai đoạn 2021-2023, tổng các nguồn vốn hỗ trợ thực hiện các chương trình MTQG cho 9 huyện miền núi là 3.006 tỷ đồng. Riêng năm 2023, tổng các nguồn vốn hỗ trợ thực hiện các chương trình MTQG cho 9 huyện miền núi là 1.730 tỷ đồng đồng.

Báo cáo cũng cho biết, các chương trình đã góp phần tăng thu nhập và xóa đói giảm nghèo ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn Quảng Nam. Đến nay, số hộ nghèo trên địa bàn 9 huyện miền núi là 23.278 hộ, tỷ lệ 26,64% (giảm 3.403 hộ nghèo, tương ứng tỷ lệ giảm 4,31% so với số hộ nghèo năm 2021 theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022-2025, vượt 122,5% so với chỉ tiêu UBND tỉnh giao (giảm 2.779 hộ nghèo).

Có 29 xã được công nhận đạt chuẩn xã nông thôn mới, đạt tỷ lệ 31,18%. Hiện nay có 2 xã đang chờ quyết định công nhận đang chuẩn, nâng tổng số xã nông thôn mới trên địa bàn 9 huyện miền núi Quảng Nam lên 31 xã (tỷ lệ 33,34%).

Tuy nhiên, báo cáo cũng cho biết trong quá trình thực hiện chương trình MTQG, các địa phương miền núi gặp không ít khó khăn, vướng mắc. Nhìn chung dù đã có nhiều cố gắng nhưng việc thực hiện các chương trình MTQG tại địa bàn 9 huyện miền núi còn chậm so yêu cầu, tỷ lệ giải ngân còn rất thấp.

Cụ thể đến nay, đối với kế hoạch vốn năm 2022 được phép kéo dài mới chỉ giải ngân được 32,62% kế hoạch vốn. Nguồn vốn năm 2023 mặc dù được UBND tỉnh phân bổ sớm ngay từ đầu năm nhưng đến nay mới chỉ phân bổ được 73,1% và giải ngân 9,18% kế hoạch vốn.

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam Phan Việt Cường yêu cầu đẩy nhanh tiến độ giải ngân các chương trình MTQG. Ảnh: quangnam.gov

Tại cuộc họp, đại diện các sở, ngành liên quan và các địa phương miền núi đã đã nêu ra vướng mắc, khó khăn trong qua trình thực hiện và đề xuất một số kiến nghị, giải pháp để đẩy nhanh tiến độ giải ngân, thực hiện hiệu quả chương trình MTQG. 

Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Nam Phan Việt Cường yêu cầu các sở, ngành liên quan, các huyện miền núi từ nay đến cuối năm quyết liệt tập trung cho công tác giải ngân vốn.

Ông Cường nhấn mạnh, sẽ kiểm điểm đối với địa phương nào giải ngân chậm, không theo kịp tiến độ kế hoạch đề ra, để thu hồi vốn. Đồng thời, các địa phương cần linh hoạt trong công tác quản lý, chỉ đạo triển khai thực hiện chương trình; tăng cường kiểm tra tồn đọng, vướng mắc; có kế hoạch cụ thể, chi tiết, phân công nhiệm vụ rõ ràng.

Quảng Nam làm gì với 750 tỷ đồng vốn giảm nghèo bền vững?

Quảng Nam làm gì với 750 tỷ đồng vốn giảm nghèo bền vững?

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bài cuối: Đưa vùng dân tộc tiến bước cùng Thủ đô

Bài cuối: Đưa vùng dân tộc tiến bước cùng Thủ đô

02 Apr, 05:48 AM

Kinhtedothi - Sự phát triển tiến bộ của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã góp sức cùng Nhân dân Thủ đô và cả nước trong công cuộc đổi mới, phát triển và bảo vệ Tổ quốc. Trong tình hình mới, vấn đề đặt ra là cần có những giải pháp nhằm tạo xung lực để đồng bào các dân tộc thiểu số của Thủ đô vững tin bước vào Kỷ nguyên mới.

Quảng Ngãi: còn những khó khăn trong xây dựng nông thôn mới

Quảng Ngãi: còn những khó khăn trong xây dựng nông thôn mới

01 Apr, 09:06 PM

Kinhtedothi-Đạt được những kết quả tích cực, góp phần tích cực thay đổi bộ mặt nông thôn và nâng cao đời sống của người dân nhưng Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) ở Quảng Ngãi còn gặp nhiều khó khăn.

Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội - Bài 2: Dấu ấn quyết sách đầu tư

Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội - Bài 2: Dấu ấn quyết sách đầu tư

01 Apr, 06:51 AM

Kinhtedothi - Kể từ sau khi Nghị quyết số 88/2019/QH14 được Quốc hội ban hành, thông qua các cơ chế, chính sách đặc thù, Hà Nội đã huy động hơn 5.000 tỷ đồng để đầu tư phát triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Thủ đô. Nhờ đó đến nay, TP đã cơ bản hoàn thành 100% các chỉ tiêu của Nghị quyết, về đích sớm trước 5 năm kế hoạch của giai đoạn 2021 - 2030.

5 năm thực hiện Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội

5 năm thực hiện Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội

31 Mar, 05:16 AM

Kinhtedothi - Công tác dân tộc là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài, cấp bách, là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân và của cả hệ thống chính trị. Chính vì vậy, nhiều chủ trương lớn về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được Đảng ta đặc biệt chú trọng, trong đó có Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội phê duyệt “Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030”. Cùng với các tỉnh, TP của cả nước, Hà Nội đã tích cực tổ chức triển khai, ban hành nhiều cơ chế, chính sách đặc thù, đưa Nghị quyết số 88 thấm nhuần vào cuộc sống.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ