Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Quảng Ngãi: Chủ đầu tư xin trả lại dự án 10 năm còn dang dở

Kinhtedothi - Trước khó khăn về vốn đầu tư, vướng mắc về thủ tục đất đai, chủ dự án Trung tâm Dạy nghề kiểu mẫu Sơn Tịnh đã xin trả lại dự án 10 năm còn dang dở cho tỉnh Quảng Ngãi.

Ngày 29/11, UBND tỉnh Quảng Ngãi thông tin, đã có chỉ đạo, giao trách nhiệm cho các sở, ngành chức năng trực thuộc xem xét, tham mưu và đề xuất cho UBND tỉnh hướng giải quyết đối với đề nghị của Trường Cao đẳng Công thương TP Hồ Chí Minh - Chủ đầu tư dự án Trung tâm dạy nghề kiểu mẫu Sơn Tịnh. Chỉ đạo này được đưa ra trên cơ sở đề nghị chính thức trả lại dự án của Trường Cao đẳng Công thương TP Hồ Chí Minh.

Dụ án Trung tâm Dạy nghề kiểu mẫu Sơn Tịnh.

Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh giao Sở Tài chính phối hợp với các sở, ngành liên quan rà soát, nghiên cứu, trong trường hợp đồng ý tiếp nhận lại dự án, tham mưu cho UBND tỉnh về trình tự, thủ tục việc chuyển trả, tiếp nhận lại dự án, việc xử lý kinh phí đã đầu tư, hoàn trả lại kinh phí cho trường, việc quản lý, sử dụng tài sản đã đầu tư dở dang của dự án và các nội dung liên quan khác.

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) chủ trì phối hợp Sở Tài chính và các cơ quan, đơn vị có liên quan đề xuất phương án xử lý tài sản của dự án, phương án quản lý và sử dụng trụ sở cũng như nguồn kinh phí mà Nhà nước đã đầu tư tổng hợp, kịp thời tham mưu, đề xuất UBND tỉnh xem xét chỉ đạo thực hiện, hoàn thành trước ngày 30/12.

Trước đó, báo Kinh tế & Đô thị đã phản ánh, 10 năm kể từ thời điểm khởi công, Trung tâm dạy nghề kiểu mẫu Sơn Tịnh (xã Tịnh Phong, huyện Sơn Tịnh) vẫn trong tình trạng dở dang, gây bức xúc trong dư luận ở địa phương.

Được biết, dự án Trung tâm Dạy nghề kiểu mẫu Sơn Tịnh, được triển khai xây dựng tại xã Tịnh Phong (huyện Sơn Tịnh) từ năm 2012, do Sở LĐ-TB-XH Quảng Ngãi làm chủ đầu tư, với diện tích khoảng 30.000m2, tổng kinh phí hơn 37,8 tỷ đồng. Mục đích dự án là trở thành thành nơi đào tạo, nâng cao trình độ kỹ năng nghề, tạo cơ hội việc làm cho người lao động địa phương.

Đến năm 2016, dự án được chuyển cho trường Cao đẳng Công thương TP Hồ Chí Minh tiếp nhận để tiếp tục đầu tư, hoàn chỉnh đưa vào khai thác, sử dụng. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, đã gần 10 năm trôi qua, dự án vẫn còn dang dở, nhiều hạng mục bị xuống cấp, gây lãng phí quỹ đất và gây bức xúc cho người dân.

Sau 10 năm triển khai, dự án vẫn dở dang, nhiều hạng mục xuống cấp.

Tháng 8/2022, tỉnh Quảng Ngãi giao cho Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan khẩn trương rà soát quá trình chuyển giao dự án từ Sở LĐ-TB&XH cho trường Cao đẳng Công Thương TP Hồ Chí Minh; việc thu hồi kinh phí Nhà nước đã đầu tư và việc thực hiện quyết toán dự án có đảm bảo quy định của pháp luật chưa?

Bên cạnh đó, nghiên cứu các nội dung kiến nghị của trường Cao đẳng Công Thương TP Hồ Chí Minh về chuyển giao dự án; việc hỗ trợ phần kinh phí còn lại mà trường chưa hoàn trả cho Nhà nước; việc tham mưu xử lý kiến nghị của Kiểm toán nhà nước theo báo cáo của Giám đốc Sở Tài chính; đề xuất, tham mưu UBND tỉnh phương án giải quyết các tồn tại, vướng mắc theo đúng quy định.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Danh chưa chính, ngôn khó thuận

Danh chưa chính, ngôn khó thuận

06 Apr, 06:31 AM

Kinhtedothi - Theo các chuyên gia trong ngành nhìn nhận, đây là thời kỳ vàng của nội thất Việt Nam. Tuy nhiên, các khó khăn về thể chế, các quy định pháp luật ngành Xây dựng như hệ thống tiêu chuẩn, định mức, chế độ còn thiếu và chưa phù hợp cho cả kiến trúc và nội thất là rào cản, điểm nghẽn cho sự phát triển của ngành Nội thất Việt Nam.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ