Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Quảng Ngãi có gần 9.800 hộ cần hỗ trợ nhà ở

Kinhtedothi- Quảng Ngãi đặt mục tiêu đến hết năm 2025 sẽ xóa hết nhà tạm, nhà dột nát cho các hộ dân trong tỉnh.

An cư cho người nghèo

Sau bao năm ở trong ngôi nhà cũ nát, tạm bợ, tháng 6/2024, gia đình chị Lê Thị Kim Liên (43 tuổi, xã Đức Phong, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi) đã có ngôi nhà mới khang trang nhờ sự hỗ trợ của chính quyền và các đoàn thể.

Ngôi nhà mới của chị Lê Thị Kim Liên.

Gia đình chị Liên là một trong những hộ nghèo ở xã Đức Phong. Cả 2 vợ chồng đều xuất thân nghèo khổ, không có việc làm ổn định và nặng gánh nuôi 3 con nhỏ. Không những thế, chị Liên còn bị bệnh tim, sức khỏe rất kém. 

“Tôi được chính quyền và các tổ chức hỗ trợ 80 triệu đồng để làm nhà. Ngôi nhà được xây trong 2 tháng, đến tháng 6/2024 thì hoàn thành. Phải nói đây là niềm vui lớn nhất từ trước giờ của gia đình”- chị Liên cho hay.

Trong khi đó, tại xã Trà Thủy (huyện Trà Bồng), ngôi nhà của vợ chồng anh Hồ Ngọc Nam cũng đã được xây mới, kiên cố và khang trang thay thế cho ngôi nhà tạm bợ trước đây.

Theo anh Nam, ngôi nhà được hoàn thiện có sự hỗ trợ rất lớn từ 46 triệu đồng từ vốn Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Có chỗ ở ổn định, vợ chồng anh có thêm động lực để làm ăn, nỗ lực vươn lên cải thiện cuộc sống.

Kết quả thống kê cho thấy, từ năm 2022 đến nay, tỉnh Quảng Ngãi đã hỗ trợ sửa chữa, xây mới hơn 7.000 nhà ở cho hộ nghèo, cận nghèo. Trong đó, gần 4.300 nhà ở được hỗ trợ từ nguồn vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Bên cạnh nguồn lực từ Nhà nước, mặt trận các cấp, hội đoàn thể của tỉnh đã huy động kinh phí xã hội hóa để sửa chữa, xây dựng nhà ở cho hơn 2.700 hộ nghèo, cận nghèo, người có công với cách mạng.

Có chỗ ở ổn định, hộ anh Hồ Văn Lách (xã Trà Sơn, huyện Trà Bồng) thêm động lực để làm ăn, phát triển kinh tế.

Việc có nhà ở kiên cố và được hỗ trợ sinh kế đã giúp các hộ nghèo, cận nghèo phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo, tự sửa chữa, xây dựng nhà mới, ổn định cuộc sống.

Xóa nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025

Theo Giám đốc Sở LĐTB&XH tỉnh Quảng Ngãi Nguyễn Thị Ánh Lan, toàn tỉnh hiện có 9.797 hộ cần hỗ trợ nhà ở (cần xây mới nhà ở là 6.254 hộ, cần sửa chữa nhà ở là 3.543 hộ).

Trong số 9.797 hộ cần hỗ trợ nhà ở, có 1.232 hộ thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; 1.289 hộ thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; 3.320 hộ có công với cách mạng và thân nhân liệt sĩ; 3.956 hộ thuộc Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát.

Tại khu vực miền núi Quảng Ngãi, vẫn còn rất nhiều nhà ở cần được hỗ trợ sửa chữa, xây mới.

Sở LĐTB&XH đề xuất định mức hỗ trợ áp dụng chung cho các đối tượng là xây mới 60 triệu đồng/nhà và sửa chữa hỗ trợ mức 30 triệu đồng/nhà. Đồng thời đưa ra 2 phương án thực hiện, trong đó, phương án 1, thực hiện áp dụng đúng định mức hỗ trợ theo quy định thì nguồn kinh phí hơn 467 tỷ đồng; phương án 2, thực hiện áp dụng định mức chung cho các đối tượng thì kinh phí thực hiện gần 520 tỷ đồng. 

Tại phiên họp lần thứ nhất Ban Chỉ đạo triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi vào ngày 1/11, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ngãi Bùi Thị Quỳnh Vân yêu cầu các cấp, các ngành, các địa phương phải có quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, phấn đấu hoàn thành việc xóa hết nhà tạm, nhà dột nát cho các hộ dân trên địa bàn tỉnh trong năm 2025.

Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ngãi Bùi Thị Quỳnh Vân.

Đồng thời, bà Vân giao UBND Quảng Ngãi tổ chức rà soát, đánh giá cụ thể, chính xác hiện trạng nhà tạm, nhà dột nát của người dân trên địa bàn tỉnh để hỗ trợ đúng đối tượng với tinh thần công khai, minh bạch, đúng quy định.

Trước mắt, trong tháng 11 tới sẽ tổ chức lễ phát động hưởng ứng, hỗ trợ nguồn lực thực hiện chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh.

Các địa phương đề cao tinh thần tự lực, tự cường, huy động nguồn lực xã hội hóa kết hợp với nguồn lực của Nhà nước để chung tay hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát.

Đáng chú ý, Quảng Ngãi sẽ tập trung mọi nguồn lực để hỗ trợ làm điểm xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người dân huyện miền núi Ba Tơ, hoàn thành trước ngày 11/3/2025.

Quảng Ngãi đặc biệt thiếu khách sạn hạng sang

Quảng Ngãi đặc biệt thiếu khách sạn hạng sang

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bài cuối: Đưa vùng dân tộc tiến bước cùng Thủ đô

Bài cuối: Đưa vùng dân tộc tiến bước cùng Thủ đô

02 Apr, 05:48 AM

Kinhtedothi - Sự phát triển tiến bộ của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã góp sức cùng Nhân dân Thủ đô và cả nước trong công cuộc đổi mới, phát triển và bảo vệ Tổ quốc. Trong tình hình mới, vấn đề đặt ra là cần có những giải pháp nhằm tạo xung lực để đồng bào các dân tộc thiểu số của Thủ đô vững tin bước vào Kỷ nguyên mới.

Quảng Ngãi: còn những khó khăn trong xây dựng nông thôn mới

Quảng Ngãi: còn những khó khăn trong xây dựng nông thôn mới

01 Apr, 09:06 PM

Kinhtedothi-Đạt được những kết quả tích cực, góp phần tích cực thay đổi bộ mặt nông thôn và nâng cao đời sống của người dân nhưng Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) ở Quảng Ngãi còn gặp nhiều khó khăn.

Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội - Bài 2: Dấu ấn quyết sách đầu tư

Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội - Bài 2: Dấu ấn quyết sách đầu tư

01 Apr, 06:51 AM

Kinhtedothi - Kể từ sau khi Nghị quyết số 88/2019/QH14 được Quốc hội ban hành, thông qua các cơ chế, chính sách đặc thù, Hà Nội đã huy động hơn 5.000 tỷ đồng để đầu tư phát triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Thủ đô. Nhờ đó đến nay, TP đã cơ bản hoàn thành 100% các chỉ tiêu của Nghị quyết, về đích sớm trước 5 năm kế hoạch của giai đoạn 2021 - 2030.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ