Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Quảng Ngãi đặc biệt thiếu khách sạn hạng sang

Kinhtedothi- Du lịch được Quảng Ngãi xác định phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn. Thế nhưng, hạ tầng du lịch, nhất là các nơi nghỉ dưỡng cao cấp của tỉnh này vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách.

Thiếu hụt hạ tầng nghỉ dưỡng cao cấp

Tháng 11/2021, Tỉnh ủy Quảng Ngãi ban hành Nghị quyết 05 về đẩy mạnh phát triển du lịch, để đưa du lịch từng bước trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Sau gần 4 năm thực hiện Nghị quyết này, du lịch Quảng Ngãi đã có nhiều khởi sắc. Nếu như năm 2021, tổng lượt khách đến Quảng Ngãi đạt 300 nghìn lượt, với tổng doanh thu 235 tỷ đồng, thì đến năm 2024, ước tổng lượng khách đạt trên 1,4 triệu lượt với tổng doanh thu 1.250 tỷ đồng.

Doanh thu và lượng khách du lịch đến Quảng Ngãi tăng qua từng năm.

Sản phẩm du lịch từng bước được đa dạng. Trong đó, du lịch biển, đảo tiếp tục giữ vai trò mũi nhọn, cùng với du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, du lịch gắn với các sự kiện thể thao đã góp phần quảng bá hình ảnh, thu hút du khách đến với Quảng Ngãi.

Thế nhưng, việc đa dạng hóa các loại hình du lịch vẫn chưa đủ sức để Quảng Ngãi trở thành thỏi nam châm "hút" du khách. Tình trạng thiếu hụt các cơ sở nghỉ dưỡng, khách sạn hạng sang đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách vẫn là vấn đề du lịch tỉnh này đang gặp phải.

Hệ thống lưu trú hầu hết có quy mô nhỏ.

Đáng chú ý, trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi chưa có khu nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí đẳng cấp, đạt tiêu chuẩn 5 sao để phục vụ khách quốc tế và du khách có khả năng chi tiêu cao, đặc biệt thiếu khách sạn hạng 4 - 5 sao.

Theo thống kê, Quảng Ngãi hiện có khoảng 390 cơ sở lưu trú với khoảng 4.950 buồng nhưng chỉ có 4 khách sạn 4 sao và tương đương, 8 khách sạn 3 sao và tương đương.

Trong đó, huyện Lý Sơn là địa bàn trọng điểm du lịch của tỉnh, hiện có khoảng hơn 100 cơ sở lưu trú với hơn 1.000 buồng nhưng chỉ có 1 khách sạn 4 sao, 1 khách sạn tương đương 3 sao và 24 khách sạn đủ điều kiện tối thiểu phục vụ khách du lịch.

Mường Thanh Lý Sơn là một trong số ít  khách sạn ở Quảng Ngãi đạt chuẩn 4 sao.

Một số cơ sở cũng chưa chú trọng đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, thiếu chuyên nghiệp trong thiết kế, bài trí, trang thiết bị thiếu đồng bộ, đơn điệu và xuống cấp, thiếu các dịch vụ bổ trợ như nhà hàng, quầy bar, bể bơi… nên chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của du khách.

Đâu là giải pháp?

Thực tế, từ năm 2022 đến nay, đã có nhiều nhà đầu tư quan tâm, đề xuất thực hiện các dự án du lịch có quy mô lớn tại Quảng Ngãi như: công viên Quảng trường biển kết hợp khu đô thị - dịch vụ sinh thái TP Quảng Ngãi, dự án Khu đô thị sinh thái Coastal Quảng Ngãi, Khu đô thị sinh thái Đông Quảng Ngãi, Khu đô thị mới Đông Nam Dung Quất - phía Nam và Khu đô thị mới Đông Nam Dung Quất - phía Bắc (các dự án này đều có hạng mục lưu trú)...

Một vị trí đắc địa ở khu du lịch Mỹ Khê  (xã Tịnh Khê, TP Quảng Ngãi) vẫn đang chờ nhà đầu tư.

Thế nhưng, theo Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) tỉnh Quảng Ngãi Nguyễn Tiến Dũng, một số nhà đầu tư dù đề xuất dự án đầu tư phải tạm dừng vì không thể tiếp cận đất đai; một số khác dự án triển khai chậm, cầm chừng do năng lực tài chính không đảm bảo, không phù hợp với quy hoạch…

Từ đó, dẫn đến hạ tầng cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh còn hạn chế, chưa đa dạng, chưa đáp ứng nhu cầu tổ chức các sự kiện, hoạt động có quy mô lớn và mang tầm quốc gia. Bên cạnh đó, tỉnh chưa có cơ chế chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư đối với lĩnh vực này.

Dự án Khu du lịch sinh thái Thiên Đàng ở bãi biển Khe Hai (xã Bình Thạnh, huyện Bình Sơn) hơn 1.800 tỷ đồng dang dở và bỏ hoang nhiều năm.

Cũng theo Giám đốc VHTT&DL, việc phát triển hạ tầng lưu trú đóng vai trò quan trọng trong phát triển du lịch, góp phần quan trọng trong việc tăng khả năng cạnh tranh và sức hấp dẫn của du lịch Quảng Ngãi trong tương lai.

Để nâng cao số lượng và chất lượng cơ sở lưu trú trong thời gian tới, các sở, ban, ngành, địa phương cần có sự phối hợp chặt chẽ trong việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính, hỗ trợ, hướng dẫn và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân phát triển hạ tầng lưu trú trên địa bàn tỉnh.

Thu hút đầu tư phát triển các dự án tổ hợp cơ sở lưu trú cao cấp, có thương hiệu quốc tế, nhất là các khách sạn 3-5 sao tại các địa bàn trọng điểm du lịch, các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh và có khả năng tổ chức chương trình hoạt động, hội thảo có quy mô lớn, mang tầm quốc gia.

"Cấp có thẩm quyền có cơ chế, chính sách hỗ trợ cho nhà đầu tư phát triển cơ sở lưu trú được hưởng ưu đãi cao nhất về thuế, tiền sử dụng đất… Đồng thời, tạo môi trường đầu tư thông thoáng để thu hút đầu tư kết cấu hạ tầng và hạ tầng lưu trú du lịch"- ông Dũng đề xuất.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Đánh thức di sản lễ hội: cơ hội vàng cho du lịch Ninh Bình

Đánh thức di sản lễ hội: cơ hội vàng cho du lịch Ninh Bình

10 Jul, 03:47 PM

Kinhtedothi - Giữa dòng chảy hiện đại hóa, lễ hội truyền thống tại Ninh Bình đang đứng trước nhiều cơ hội phát triển nhưng cũng không ít thách thức. Sự gia tăng về số lượng cần đi kèm với chất lượng tổ chức và ý thức bảo tồn, nếu không, giá trị văn hóa có nguy cơ bị thương mại hóa và mai một theo thời gian.

Ninh Bình định hướng trở thành trung tâm du lịch quốc tế

Ninh Bình định hướng trở thành trung tâm du lịch quốc tế

09 Jul, 08:34 PM

Kinhtedothi - Chiều 9/7, Sở Du lịch Ninh Bình phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức tọa đàm “Định hướng phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình trong không gian mới” với mục tiêu xây dựng Ninh Bình trở thành cực tăng trưởng du lịch hàng đầu khu vực.

Quảng Ngãi: định hình chiến lược phát triển du lịch sau sáp nhập

Quảng Ngãi: định hình chiến lược phát triển du lịch sau sáp nhập

09 Jul, 05:59 PM

Kinhtedothi - Kết nối, hợp tác phát triển được xem là bước đi đầu tiên định hình chiến lược phát triển du lịch Quảng Ngãi sau sáp nhập, với mục tiêu kiến tạo các sản phẩm khác biệt, đậm bản sắc, tạo bứt phá mới cho ngành công nghiệp không khói của tỉnh.

Hải Phòng thúc đẩy đầu tư và du lịch qua ABAC 3

Hải Phòng thúc đẩy đầu tư và du lịch qua ABAC 3

08 Jul, 01:09 PM

Kinhtedothi - Kỳ họp lần thứ 3 năm 2025 Hội đồng Tư vấn kinh doanh APEC (ABAC 3) sẽ diễn ra từ ngày 15-18/7/2025 tại Hải Phòng. Nhân dịp này, thành phố sẽ phối hợp tổ chức một loạt hoạt động bên lề, vừa mang tính đối ngoại, vừa quảng bá hiệu quả môi trường đầu tư, tiềm năng kinh tế, chính sách phát triển, đồng thời giới thiệu nét đẹp văn hóa và du lịch đặc sắc đến cộng đồng doanh nghiệp hàng đầu khu vực và quốc tế.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ