Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Quảng Ngãi: đảo tiền tiêu giảm dần chuyện thuê tàu vượt biển đi cấp cứu

Kinhtedothi-Với đặc điểm địa lý đặc thù, từng có thời gian dài, rất nhiều người dân Lý Sơn phải tốn hàng chục triệu đồng để thuê tàu vượt biển vào đất liền cấp cứu. Nhưng nay, tình trạng này đã giảm đáng kể.

Thời tiết biển đột ngột chuyển biến xấu, đang đêm, Trung tâm Y tế quân dân y huyện Lý Sơn tiếp nhận một trường hợp cấp cứu tai nạn giao thông với nhiều triệu chứng đáng lo ngại.

Bệnh nhân bị tai nạn giao thông với chấn thương vùng đầu đã được loại trừ nguy cơ chấn thương sọ não.

Sau khi được thăm khám và chụp CT (chụp cắt lớp) não, các bác sĩ loại trừ được tình trạng chấn thương sọ não, nên giữ bệnh nhân lại huyện đảo điều trị, không phải chuyển tuyến vào đất liền.

“Nếu như trước kia chưa có máy CT, trường hợp này người nhà phải đưa bệnh nhân vào đất tiền, tốn kém rất nhiều chi phí. Riêng khoảng thuê tàu tốn gần 20 triệu đồng”- bác sĩ Trần Thành Tân, Trưởng khoa Dược cận lâm sàng (Trung tâm Y tế quân dân y huyện Lý Sơn) cho hay

Lần đầu tiên trên huyện đảo Lý Sơn có máy CT 32 lát cắt.

Theo bác sĩ Tân, đơn vị được đầu tư nhiều trang thiết bị tiên tiến. Đáng chú ý là lần đầu tiên y tế huyện đảo đưa vào sử dụng máy CT 32 lát cắt, máy X-Quang kỹ thuật số hiện đại, giúp các bác sĩ chẩn đoán cận lâm sàng hiệu quả hơn trước đây rất nhiều, giảm tình trạng chuyển tuyến vào đất liền, đỡ tốn kém chi phí đi lại.

Lý Sơn cách đất liền khoảng 15 hải lý, với diện tích hơn 10km2, dân số khoảng 22 nghìn người. Mỗi năm, huyện đảo này còn đón hàng trăm nghìn lượt du khách. Vào mùa mưa, nhất là thời điểm mưa bão, Lý Sơn bị cô lập với đất liền. 

Trước tình trạng đó, tỉnh Quảng Ngãi đã đầu tư xây dựng Trung tâm Y tế quân dân y huyện Lý Sơn. Công trình được đầu tư có diện tích trên 13.000m2, tổng kinh phí 287 tỷ đồng, quy mô 100 giường bệnh. 

Trung tâm Y tế quân dân y huyện Lý Sơn.

Sau gần 1 năm đưa vào sử dụng, Trung tâm Y tế quân dân y huyện Lý Sơn với quy mô khang trang, hiện đại đã từng bước đáp ứng nhu cầu chăm sóc y tế cho người dân huyện đảo.

Mỗi ngày, cơ sở điều trị nội trú cho trên 50 bệnh nhân và điều trị ngoại trú cho trên 100 bệnh nhân. Công suất sử dụng giường bệnh đạt khoảng 70- 75%.

“Tôi bị bệnh mãn tính, thường xuyên đến Tung tâm để điều trị bệnh, lấy thuốc. Được khám bệnh với cơ sở vật chất khang trang, hiện đại gần nhà và được y bác sĩ tư vấn rất nhiệt tình, tôi rất hài lòng”- bà Bùi Thị Tứ (thôn Đông An Hải) cho hay.

Người dân điều trị bệnh tại Trung tâm Y tế quân dân y Lý Sơn.

Theo Giám đốc Trung tâm Y tế quân dân y Lý Sơn Dương Tiến Thuận, hiện Trung tâm có tổng cộng hơn 80 cán bộ y bác sĩ, trong đó có 14 bác sĩ với 7 khoa chuyên môn.

“Với điều kiện cách trở với đất liền, Trung tâm đã quán triệt, động viên đội ngũ y, bác sĩ khắc phục khó khăn, nâng cao y đức để phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân đất đảo. Những trường hợp bệnh phức tạp mới chuyển tuyến”- ông Thuận cho hay.

Đặc biệt, trong mùa mưa bão, những bệnh nhân nặng rất khó chuyển tuyến kịp thời. Do đó, Sở Y tế còn điều động các y, bác sĩ ở Bệnh viện đa khoa tỉnh và Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh ra hỗ trợ cho Trung tâm, giúp rất nhiều bệnh nhân nặng thoát khỏi nguy kịch.

Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn Phạm Thị Hương chia sẻ: "Công trình rất có ý nghĩa với huyện đảo Lý Sơn, vừa nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho người dân, cán bộ chiến sĩ trên đảo, vừa góp phần bảo đảm điều kiện y tế cho du khách đến đảo du lịch”.

Dù vậy, về lâu dài, để đảm bảo nhân lực y tế, nhất là bác sĩ sản khoa, ngoại khoa tại Trung tâm, ngoài tăng cường khuyến khích thu hút bác sĩ trẻ, nhất là con em địa phương Lý Sơn đang học ngành y, cần phải có cơ chế để khuyến khích đào tạo cán bộ, thu hút đội ngũ cán bộ y tế tình nguyện luân phiên ra phục vụ tại đảo.

Đồng thời, ngành y tế cũng cần có giải pháp thu hút, điều chuyển nhân lực bác sĩ có chuyên môn sâu để đáp ứng nhu cầu cấp cứu người bệnh, nhằm giảm bớt gánh nặng chi phí điều trị, an toàn tính mạng cho người bệnh tại đảo tiền tiêu Lý Sơn.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Hà Nội tôn vinh 113 người hiến máu tiêu biểu

Hà Nội tôn vinh 113 người hiến máu tiêu biểu

13 Jun, 03:32 PM

Kinhtedothi - Ngày 13/6, Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện Hà Nội tôn vinh người hiến máu tiêu biểu năm 2025, tri ân 113 tập thể, cá nhân có nhiều đóng góp trong phong trào hiến máu tình nguyện.

Thói quen sinh hoạt thiếu khoa học, nguy cơ mất thính lực

Thói quen sinh hoạt thiếu khoa học, nguy cơ mất thính lực

13 Jun, 09:35 AM

Kinhtedothi - Những thói quen sinh hoạt thiếu khoa học như thức khuya, tắm đêm, uống rượu bia, ăn uống thất thường, tiếp xúc với tiếng ồn lớn hoặc sử dụng tai nghe với âm lượng quá cao trong thời gian dài đều có thể là yếu tố nguy cơ dẫn đến điếc đột ngột.

Bài cuối: Đòn bẩy chiến lược cho sức khỏe quốc gia

Bài cuối: Đòn bẩy chiến lược cho sức khỏe quốc gia

12 Jun, 08:01 PM

Kinhtedothi - Trong bối cảnh tỷ lệ mắc các bệnh không lây nhiễm như tiểu đường, béo phì và tim mạch ngày càng gia tăng, tiêu thụ đồ uống có đường đang trở thành mối quan tâm lớn của ngành y tế và xã hội. Một trong những giải pháp được đánh giá là hiệu quả, bền vững và đã được nhiều quốc gia áp dụng thành công là việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng này.

Bài 2: Gánh nặng chi phí y tế

Bài 2: Gánh nặng chi phí y tế

11 Jun, 06:24 PM

Kinhtedothi - Việc tiêu thụ thường xuyên đồ uống có đường là sự gia tăng nhanh chóng của các bệnh mãn tính như tiểu đường type 2, tăng huyết áp, béo phì và bệnh tim mạch. Những căn bệnh này ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người dân, cũng như kéo theo chi phí y tế khổng lồ, tác động có hệ thống đến ngành y tế và bền vững của nền kinh tế.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ