Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Quảng Ngãi: lúa Đông Xuân 2023-2024 được mùa, được giá

Kinhtedothi- So với những năm trước, vụ lúa Đông Xuân 2023- 2024 ở Quảng Ngãi vừa được mùa, vừa được giá.

Những ngày qua, nông dân Quảng Ngãi khẩn trương thu hoạch lúa Đông Xuân 2023- 2024. Vụ này, dù gặp bất lợi vì có nhiều diện tích bị chuột cắn phá, gây hại nhưng bà con lại rất phấn khởi vì lúa được mùa, được giá.

Cánh đồng lúa ở thôn Đông Yên 2.

Tại thôn Đông Yên 2 (xã Bình Dương, huyện Bình Sơn), các hộ nông dân đang huy động tối đa nhân lực của gia đình để thu hoạch lúa, phơi khô rồi bán cho thương lái. Những chiếc máy gặt đập liên hợp cũng hoạt động hết công suất nhằm kịp gặt theo danh sách đăng ký của người dân.

“Năm nay gia đình làm 2 sào, mỗi sào 500m2, không chỉ đạt năng suất mà chất lượng lúa vụ này rất tốt, hạt to, chắc đều. Tính ra thì năng suất lúa ở đây trung bình đạt hơn 65tạ/ha, có nơi cao hơn”- bà Phạm Thị Mai (thôn Đông Yên 2) chia sẻ.

Theo đánh giá của nhiều nông dân, vụ lúa Đông Xuân này, nhờ thời tiết thuận lợi nên năng suất lúa tại nhiều cánh đồng tăng cao hơn so với cùng kỳ năm trước.

Lúa vụ Đông Xuân 2023- 2024 có năng suất khá cao.

Đặc biệt, giá mỗi tạ lúa hiện được thương lái mua với giá khoảng 900 nghìn đồng, cao hơn vụ lúa cùng kỳ năm 2023 khoảng 100 nghìn đồng/tạ khiến người trồng lúa rất phấn khởi.

“Mấy vụ lúa trước thường gặp tình trạng được mùa mất giá, được giá mất mùa. Thêm vào đó, giá vật tư, phân bón cũng tăng cao khiến nông dân lo lắng thua lỗ. Nhưng vụ Đông Xuân này lại vừa được mùa, vừa được giá nên ai cũng vui, có thêm động lực để bám đồng sản xuất”- ông Huỳnh Trung (xã Nghĩa Trung, huyện Tư Nghĩa) bày tỏ.

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), vụ Đông Xuân 2023-2024, nông dân Quảng Ngãi gieo sạ gần 37.900ha lúa; trong đó có hơn 3.780ha lúa sớm đã thu hoạch xong, trà lúa chính vụ hơn 29.800 ha đang thu hoạch và trà lúa muộn hơn 4.600ha đang giai đoạn chắc xanh đến chín. Ước tính, trà lúa sớm năng suất đạt khoảng 56-57 tạ/ha, trà lúa chính vụ đạt khoảng 63-64 tạ/ha.

Cánh đồng lúa ở huyện Sơn Tịnh.

Các giống lúa ngắn ngày như Bắc Thịnh, Thiên hương 6, MT10... là những giống được cơ quan chức năng ở Quảng Ngãi khuyến khích sử dụng vì cho năng suất cao và thơm ngon, được thị trường ưa chuộng.

Có được kết quả trên, ngay từ đầu vụ, Sở NN&PTNT đã chủ động trong công tác tham mưu, cũng như hướng dẫn các địa phương và nông dân tổ chức sản xuất vụ đông xuân đúng lịch thời vụ, cơ cấu giống và thực hiện tốt khâu chăm sóc.

Đặc biệt là kịp thời tham mưu cho UBND tỉnh Quảng Ngãi bố trí kinh phí để hỗ trợ cho công tác diệt chuột. Nhờ vậy, giúp bà con nông dân thắng lợi trong vụ Đông Xuân.

Quảng Ngãi phấn đấu đến ngày 25/4 sẽ thu hoạch toàn bộ diện tích lúa Đông Xuân 2023- 2024.

Phó giám đốc Sở NN&PTNT Quảng Ngãi Nguyễn Quang Trung cho biết, hiện tại, ngành nông nghiệp tỉnh đang tiếp tục chỉ đạo các địa phương, đơn vị sản xuất huy động nhân lực, phương tiện máy móc, đẩy nhanh tiến độ thu hoạch lúa vụ Đông Xuân, phấn đấu đến ngày 25/4 sẽ thu hoạch xong toàn bộ diện tích.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Quảng Ngãi: còn những khó khăn trong xây dựng nông thôn mới

Quảng Ngãi: còn những khó khăn trong xây dựng nông thôn mới

01 Apr, 09:06 PM

Kinhtedothi-Đạt được những kết quả tích cực, góp phần tích cực thay đổi bộ mặt nông thôn và nâng cao đời sống của người dân nhưng Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) ở Quảng Ngãi còn gặp nhiều khó khăn.

Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội - Bài 2: Dấu ấn quyết sách đầu tư

Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội - Bài 2: Dấu ấn quyết sách đầu tư

01 Apr, 06:51 AM

Kinhtedothi - Kể từ sau khi Nghị quyết số 88/2019/QH14 được Quốc hội ban hành, thông qua các cơ chế, chính sách đặc thù, Hà Nội đã huy động hơn 5.000 tỷ đồng để đầu tư phát triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Thủ đô. Nhờ đó đến nay, TP đã cơ bản hoàn thành 100% các chỉ tiêu của Nghị quyết, về đích sớm trước 5 năm kế hoạch của giai đoạn 2021 - 2030.

5 năm thực hiện Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội

5 năm thực hiện Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội

31 Mar, 05:16 AM

Kinhtedothi - Công tác dân tộc là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài, cấp bách, là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân và của cả hệ thống chính trị. Chính vì vậy, nhiều chủ trương lớn về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được Đảng ta đặc biệt chú trọng, trong đó có Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội phê duyệt “Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030”. Cùng với các tỉnh, TP của cả nước, Hà Nội đã tích cực tổ chức triển khai, ban hành nhiều cơ chế, chính sách đặc thù, đưa Nghị quyết số 88 thấm nhuần vào cuộc sống.

Hà Nội tổ chức 70 lớp tập huấn phòng, chống bệnh dại

Hà Nội tổ chức 70 lớp tập huấn phòng, chống bệnh dại

30 Mar, 06:23 PM

Kinhtedothi – Từ ngày 15/3 – 11/4, Chi cục Chăn nuôi, thủy sản và Thú y Hà Nội (Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội) tổ chức 70 lớp tập huấn, tuyên truyền các biện pháp phòng, chống bệnh Dại ở động vật tại huyện Gia Lâm, Ba Vì, Phúc Thọ và thị xã Sơn Tây.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ