Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Quảng Ngãi: Nông dân làm đủ cách vẫn không hết chuột

Kinhtedothi - Hơn 2.600 ha lúa Đông Xuân 2022- 2023 ở Quảng Ngãi bị chuột cắn phá với tỷ lệ gây hại phổ biến từ 2,5-10%, có nơi từ 10-40%, thậm chí cao hơn.

Hơn 2.600 ha lúa bị cắn phá

Thời gian qua, tình trạng chuột sinh sản nhanh và cắn phá lúa tại nhiều địa phương của tỉnh Quảng Ngãi đã dẫn đến nguy cơ gây thiệt hại lớn cho bà con nông dân.

Chuột cắn phá làm hư hại lúa đông xuân.

Ông Nguyễn Văn Nghĩa (xã Hành Thiện, huyện Nghĩa Hành) có 4 sào lúa ở cánh đồng thôn Bàn Thới thì có 1,5 sào bị chuột phá hại, tỷ lệ đến 70%. “Từ trước Tết Nguyên đán Quý Mão chuột đã cắn phá lúa. Khi lúa trổ đòng chuột càng phá dữ hơn”- ông Nghĩa cho hay.

Tại thôn Độc Lập, xã Tịnh Ấn Tây (TP Quảng Ngãi), ông Từ Quang Phước có đến 6 sào lúa bị chuột cắn phá, khoảng 40% diện tích bị cắn đến sát gốc.

“Chưa có vụ nào nông dân khổ như vụ này. Vừa xuống giống thì gặp mưa lớn, rồi ốc bươu vàng cắn phải sạ, cấy lại hai lần, giờ thì chuột tàn phá. Làm mọi cách nhưng vẫn không hết chuột”- ông Phước thở dài.

Nông dân đặt bẫy diệt chuột.

Nhiều nông dân chia sẻ, năm 2022 không có lụt lớn nên chuột tồn tại trên đồng ruộng tương đối nhiều. Chuột phá hại ở hầu hết các giai đoạn của cây lúa, đặc biệt là giai đoạn đẻ nhánh - trổ đòng vì lúc này thời tiết ấm áp, cây lúa non, có vị ngọt. Các phương pháp bà con sử dụng để diệt chuột phổ biến là đặt bẫy, dùng ni lông làm hàng rào ngăn bờ, đổ nước... 

Theo Sở NN&PTNT Quảng Ngãi, vụ sản xuất Đông-Xuân 2022-2023, toàn tỉnh gieo sạ gần 37.900 ha lúa, đạt 100,3% so với kế hoạch.

Thời tiết vụ đông xuân tương đối thuận lợi nên cây lúa sinh trưởng và phát triển tốt. Tuy nhiên, hiện nay chuột gây hại phổ biến trên trà lúa giai đoạn đẻ nhánh, làm đòng, trổ bông ở hầu hết các địa phương trong tỉnh. Tổng diện tích bị hại trên 2.600 ha, tỷ lệ chuột gây hại phổ biến từ 2,5-10%, có nơi từ 10-40%.

Chuột cắn phá gây hại ở nhiều địa phương của Quảng Ngãi.

Ngành nông nghiệp và các địa phương trong tỉnh đã tích cực hướng dẫn nông dân diệt chuột bằng nhiều biện pháp, trong đó chủ đạo vẫn là các biện pháp thủ công, bẫy cơ học, các loại thuốc trừ chuột có trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam do Bộ NN& PTNT ban hành để hạn chế chuột gây hại làm ảnh hưởng đến năng suất lúa.

Nhiều khó khăn

Cũng theo Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Ngãi, bên cạnh chuột gây hại trên cây lúa, ngành nông nghiệp đang gặp nhiều khó khăn bởi 2 giống cây trồng chủ lực của các huyện miền núi là cây mì (sắn) và cây keo bị nhiễm bệnh.

Nhiều diện tích mì- một trong những  cây trồng chủ lực của miền núi Quảng Ngãi đang bị khảm lá.

Cụ thể, niên vụ mì 2022-2023, các địa phương trong tỉnh đã xuống giống được 6.000/12.900 ha, diện tích nhiễm bệnh virus khảm lá khoảng 670 ha. Bệnh chết héo cây keo do nấm xảy ra ở giai đoạn keo từ 1-3 năm tuổi, với tổng diện tích nhiễm bệnh gần 400 ha, tỷ lệ nhiễm bệnh từ 2- 20%, nơi cao 30 – 40%.

Một số dịch bệnh nguy hiểm như lở mồm long móng gia súc; viêm da nổi cục trâu, bò; dịch tả lợn châu Phi khởi phát tại một số xã trên địa bàn huyện Bình Sơn, Trà Bồng.

Liên quan đến vấn đề trên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Trần Phước Hiền tỉnh giao ngành nông nghiệp và các địa phương tiếp tục theo dõi sát thời tiết, tình hình phát triển của cây lúa và các loại rau màu để có biện pháp chỉ đạo, hướng dẫn nông dân phòng trừ các đối tượng sinh vật gây hại kịp thời, an toàn và hiệu quả. 

Thực hiện quyết liệt các biện pháp phòng chống dịch, không để lây lan diện rộng, đặc biệt là các loại dịch bệnh nguy hiểm như lở mồm long móng, viêm da nổi cục ở trâu, bò, dịch tả lợn châu Phi. Tổ chức hiệu quả tiêm vaccine phòng các bệnh nguy hiểm trên động vật đợt 1/2023.

Ông Hiền yêu cầu các địa phương, đơn vị liên quan không được chủ quan vì tình hình nắng nóng gay gắt trên diện rộng có thể xảy ra trong vụ hè thu như dự báo của cơ quan khí tượng thủy văn. Vì vậy, chủ động triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống hạn ngay từ đầu vụ là yêu cầu cấp thiết phải thực hiện để đảm bảo sản xuất hiệu quả, thành công.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bài cuối: Đưa vùng dân tộc tiến bước cùng Thủ đô

Bài cuối: Đưa vùng dân tộc tiến bước cùng Thủ đô

02 Apr, 05:48 AM

Kinhtedothi - Sự phát triển tiến bộ của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã góp sức cùng Nhân dân Thủ đô và cả nước trong công cuộc đổi mới, phát triển và bảo vệ Tổ quốc. Trong tình hình mới, vấn đề đặt ra là cần có những giải pháp nhằm tạo xung lực để đồng bào các dân tộc thiểu số của Thủ đô vững tin bước vào Kỷ nguyên mới.

Quảng Ngãi: còn những khó khăn trong xây dựng nông thôn mới

Quảng Ngãi: còn những khó khăn trong xây dựng nông thôn mới

01 Apr, 09:06 PM

Kinhtedothi-Đạt được những kết quả tích cực, góp phần tích cực thay đổi bộ mặt nông thôn và nâng cao đời sống của người dân nhưng Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) ở Quảng Ngãi còn gặp nhiều khó khăn.

Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội - Bài 2: Dấu ấn quyết sách đầu tư

Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội - Bài 2: Dấu ấn quyết sách đầu tư

01 Apr, 06:51 AM

Kinhtedothi - Kể từ sau khi Nghị quyết số 88/2019/QH14 được Quốc hội ban hành, thông qua các cơ chế, chính sách đặc thù, Hà Nội đã huy động hơn 5.000 tỷ đồng để đầu tư phát triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Thủ đô. Nhờ đó đến nay, TP đã cơ bản hoàn thành 100% các chỉ tiêu của Nghị quyết, về đích sớm trước 5 năm kế hoạch của giai đoạn 2021 - 2030.

5 năm thực hiện Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội

5 năm thực hiện Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội

31 Mar, 05:16 AM

Kinhtedothi - Công tác dân tộc là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài, cấp bách, là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân và của cả hệ thống chính trị. Chính vì vậy, nhiều chủ trương lớn về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được Đảng ta đặc biệt chú trọng, trong đó có Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội phê duyệt “Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030”. Cùng với các tỉnh, TP của cả nước, Hà Nội đã tích cực tổ chức triển khai, ban hành nhiều cơ chế, chính sách đặc thù, đưa Nghị quyết số 88 thấm nhuần vào cuộc sống.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ