Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Quảng Ngãi: Tàu thuyền ăm ắp lộc biển cuối năm

Kinhtedothi - Những con tàu ăm ắp ruốc tươi đã giúp ngư dân vùng biển Quảng Ngãi có thêm thu nhập để sắm Tết.

Trời gần về trưa, bờ biển thôn Châu Thuận Biển (xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) trở nên náo nhiệt với những chiếc ghe chở đầy ruốc cập bờ, tiếng nói cười rộn rã khắp một vùng.

Ruốc được đưa vào bờ.

Ngư dân Đỗ Duy Hiếu (thôn Châu Thuận Biển, xã Bình Châu) hào hứng: “Ruốc dày nhất là gành Ba Làng An, chỉ cách bờ khoảng 3 hải lý. Thả vợt xuống là xúc được ruốc lên tàu. Buổi sáng mỗi tàu xúc được vài chục ký đến hơn 1 tạ ruốc”.

Ngư dân phấn khởi vì ruốc được mùa, được giá.

Năm nay ruốc được mùa, được giá nên ngư dân rất phấn khởi. Nhiều tàu đi từ 5 - 7 người để tranh thủ bủa lưới, xúc ruốc. Giá ruốc tươi ở mức 20.000 - 25.000 đồng/kg. Bình quân mỗi ngư dân đi đánh ruốc chung tàu có thể chia nhau từ 1 - 1,5 triệu đồng/ngày sau khi trừ chi phí.

Bên cạnh ruốc tươi, ngư dân còn phơi khô ruốc để bán, cứ mỗi 2 tấn ruốc tươi khi phơi thì được hơn 1 tấn ruốc khô dùng để trữ bán lâu dài.

Đặc biệt, theo các ngư dân, ruốc xuất hiện còn kéo theo các loại hải sản có giá trị như cá trích, cá cơm, mực, ghẹ xanh... mang đến thêm thu nhập cho người dân vùng biển.

“Ruốc là lộc của biển dành tặng cho ngư dân ven bờ vào dịp trước và sau Tết Nguyên đán. Năm nay, dịch bệnh khó khăn, ruốc biển đã mang lại niềm vui lớn, giúp ngư dân có thu nhập sắm Tết”, ông Nguyễn Sang (thôn Châu Thuận Biển) phấn khởi nói.

Ngư dân vùng ven biển nô nức khai thác lộc biển cuối năm.

Những ngày này, hàng trăm ghe, thuyền máy, thúng chai... của ngư dân các xã Bình Châu, Bình Hải (huyện Bình Sơn); Tịnh Kỳ, Tịnh Khê (TP Quảng Ngãi); Đức Lợi, Đức Minh (huyện Mộ Đức)... hồ hởi ra vùng biển ven bờ vớt ruốc.

Mùa ruốc bắt đầu từ đầu tháng 11 âm lịch và kéo dài đến tháng 2 năm sau. Thông thường, ruốc chỉ cách bờ biển khoảng 1 - 3 hải lý, nhưng lúc mưa lạnh thì di chuyển ra xa khoảng 2 - 10 hải lý. Khai thác loại hải sản này, ngư dân phải vươn khơi từ tờ mờ sáng và cập bờ vào gần trưa cùng ngày để kịp phiên chợ chiều. Sau nửa ngày lênh đênh trên biển, thành quả mang về là những giỏ ruốc biển màu hồng, tươi roi rói.

Ruốc tươi vừa được khai thác.

Các làng chài ven biển những ngày cuối năm nhộn nhịp hơn cảnh tàu, thuyền ra vào bến, mua bán hải sản. Nụ cười hiện rõ trên khuôn mặt của ngư dân vì trúng lộc biển. Ruốc biển đang được giá, tiếp thêm động lực để ngư dân tiếp tục vươn khơi, mang theo niềm vui đón Tết đủ đầy. 

Quảng Ngãi: Rộn ràng mùa kiệu Tết

Quảng Ngãi: Rộn ràng mùa kiệu Tết

Quảng Ngãi: Làng hoa "ăn Tết" sớm

Quảng Ngãi: Làng hoa "ăn Tết" sớm

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Lan tỏa sự quan tâm, chăm lo đời sống đoàn viên, người lao động

Lan tỏa sự quan tâm, chăm lo đời sống đoàn viên, người lao động

01 May, 05:00 AM

Kinhtedothi - Tháng 5 hàng năm đã trở thành "điểm hẹn", là tháng cao điểm tổ chức các hoạt động chăm lo cho đoàn viên (ĐV), người lao động (NLĐ) về mọi mặt, cả về vật chất, tinh thần và sức khỏe. Nhân dịp này, Báo Kinh tế và Đô thị đã có cuộc trò chuyện với Chủ tịch Liên đoàn lao động (LĐLĐ) TP Hà Nội Phạm Quang Thanh về những hoạt động của Công đoàn Hà Nội trong chăm lo đời sống NLĐ Thủ đô.

100% nhà tạm, nhà dột nát ở Bình Phước đã được kiên cố hóa

100% nhà tạm, nhà dột nát ở Bình Phước đã được kiên cố hóa

29 Apr, 04:28 PM

Kinhtedothi - Đúng dịp kỷ niệm 50 năm đất nước thống nhất (30/4/1975 - 30/4/2025), bà Tôn Ngọc Hạnh - Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước cho biết, Bình Phước đã hoàn thành mục tiêu xóa 100% nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh, sớm hơn 6 tháng so với quy định của Chính phủ.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ