Quy định mới về Cấp chứng chỉ thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ

Bổ sung quy định nộp hồ sơ Cấp chứng chỉ thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến
Theo đó, Nghị định sửa đổi, bổ sung quy định về "Cấp chứng chỉ thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ" (sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 12d - đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 2 Điều 1 Nghị định số 64/2016/NĐ-CP) như sau:
Trình tự, cách thức thực hiện thủ tục cấp chứng chỉ:
Cơ sở đào tạo có nhu cầu nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến đến Cục Đường bộ Việt Nam (thay vì Tổng Cục Đường bộ Việt Nam).
Cục Đường bộ Việt Nam tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ:
Đối với trường hợp nộp trực tiếp: Sau khi kiểm tra thành phần hồ sơ, nếu đúng quy định thì tiếp nhận ngay hồ sơ; nếu không đúng quy định, hướng dẫn trực tiếp cho cơ sở đào tạo đã nộp hồ sơ để hoàn thiện hồ sơ;
Đối với trường hợp nộp qua hệ thống bưu chính: Nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, chậm nhất sau 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, phải có văn bản hướng dẫn cho cơ sở đào tạo đã nộp hồ sơ để hoàn thiện hồ sơ.
Nghị định 70/2022/NĐ-CP bổ sung thêm quy định: Đối với trường hợp nộp qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến: Nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, chậm nhất sau 02 ngày làm việc kể từ ngày cơ sở đào tạo kê khai và nộp hồ sơ, phải có văn bản hướng dẫn cho cơ sở đào tạo đã nộp hồ sơ để hoàn thiện hồ sơ.
Cục Đường bộ Việt Nam tiến hành thẩm định hồ sơ, nếu đủ điều kiện, cấp chứng chỉ cho từng học viên (có kết quả thi đạt yêu cầu) có tên trong Tờ trình của cơ sở đào tạo; trường hợp không cấp chứng chỉ, phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do;
Việc trả chứng chỉ được thực hiện tại Cục Đường bộ Việt Nam hoặc thông qua dịch vụ bưu chính theo yêu cầu của cơ sở đào tạo.
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ 1/11/2022.

Hà Nội: Xử lý 731 trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ
Kinhtedothi - Trung tâm Thông tin chỉ huy Công an TP Hà Nội cho biết, ngày 7/6, lực lượng Cảnh sát giao thông tuần tra, kiểm soát phát hiện, xử lý 731 trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ...

Giải pháp nào nâng cao an toàn giao thông đường bộ tại Việt Nam?
Kinhtedothi - Để đảm bảo an toàn giao thông (ATGT) đường bộ tại Việt Nam cần các giải pháp trọng tâm tập trung vào 5 yếu tố hành vi có nguy cơ gây tai nạn giao thông (TNGT) lớn nhất hiện nay.

Hà Nội: 663 trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ bị xử lý
Kinhtedothi - Trung tâm Thông tin chỉ huy Công an TP Hà Nội cho biết, ngày 12/5, qua tuần tra, kiểm soát, lực lượng chức năng phát hiện 663 trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ, tạm giữ 23 phương tiện, 205 bộ giấy tờ, tước 43 giấy phép lái xe...