Quy định mới về quản lý xuất, nhập khẩu văn hóa phẩm

Xuất khẩu văn hóa phẩm không nhằm mục đích kinh doanh
Điều 7 Nghị định số 32/2012/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 22/2022/NĐ-CP) quy định về xuất khẩu văn hóa phẩm như sau: Cá nhân, tổ chức có văn hóa phẩm xuất khẩu đã được sản xuất, công bố, phổ biến và lưu hành hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam khi xuất khẩu không cần giấy phép của cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa, thể thao và du lịch, chỉ làm thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Trong trường hợp cần giám định nội dung văn hóa phẩm, cơ quan Hải quan nơi làm thủ tục xuất khẩu tiến hành trưng cầu giám định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch/Sở Văn hóa và Thể thaot nơi có văn hóa phẩm xuất khẩu.
Các loại văn hóa phẩm dưới đây phải được cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa, thể thao và du lịch giám định trước khi xuất khẩu: Các loại phim của các cơ quan, tổ chức hoặc phim hợp tác cung cấp dịch vụ làm phim cho nước ngoài chưa được công bố, phổ biến; di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
Cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa, thể thao và du lịch có trách nhiệm giám định văn hóa phẩm xuất khẩu theo đề nghị của cơ quan Hải quan và cá nhân, tổ chức. Biên bản giám định là căn cứ để cơ quan Hải quan giải quyết thủ tục xuất khẩu.
Nghị định số 31/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 7 Nghị định số 32/2012/NĐ-CP như sau: Xuất khẩu văn hóa phẩm không nhằm mục đích kinh doanh:
Cá nhân, tổ chức có văn hóa phẩm xuất khẩu đã được sản xuất, công bố, phổ biến và lưu hành hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam khi xuất khẩu chỉ làm thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Căn cứ quy định của pháp luật về áp dụng quản lý rủi ro trong nghiệp vụ hải quan, cơ quan Hải quan, nơi làm thủ tục xuất khẩu đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra chuyên ngành văn hóa phẩm.
Biên bản kiểm tra chuyên ngành và niêm phong văn hóa phẩm xuất khẩu theo các mẫu tại Phụ lục II kèm theo Nghị định này là cơ sở để cơ quan Hải quan giải quyết thủ tục xuất khẩu văn hóa phẩm.
Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận Thông báo nhập khẩu văn hóa phẩm không nhằm mục đích kinh doanh theo quy định có thẩm quyền kiểm tra chuyên ngành và niêm phong văn hóa phẩm xuất khẩu đối với văn hóa phẩm thuộc thẩm quyền theo đề nghị của cơ quan Hải quan hoặc cá nhân, tổ chức. (*)
Đối với các loại văn hóa phẩm là di vật, cổ vật phải được cơ quan chuyên môn về văn hóa thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (cấp tỉnh) kiểm tra chuyên ngành trước khi xuất khẩu.
Cá nhân, tổ chức có văn hóa phẩm đề nghị kiểm tra chuyên ngành trước khi xuất khẩu nộp trực tiếp 01 bộ hồ sơ đề nghị kiểm tra chuyên ngành tại trụ sở cơ quan có thẩm quyền quy định tại (*) nêu trên. Hồ sơ đề nghị kiểm tra chuyên ngành văn hóa phẩm gồm: a) Đơn đề nghị kiểm tra chuyên ngành văn hóa phẩm xuất khẩu theo Phụ lục I kèm theo Nghị định này; b) Văn hóa phẩm đề nghị kiểm tra chuyên ngành; c) Bản sao quyết định cho phép xuất khẩu di vật, cổ vật của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; d) Bản sao tài liệu kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực tài liệu có liên quan chứng minh nguồn gốc, xuất xứ hợp pháp của di vật, cổ vật.
Thời gian kiểm tra chuyên ngành văn hóa phẩm tối đa không quá 12 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Trường hợp hồ sơ không đúng theo quy định, trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra chuyên ngành văn hóa phẩm đề nghị cá nhân, tổ chức hoàn thiện hồ sơ.
Cá nhân, tổ chức nhận Biên bản kiểm tra chuyên ngành và niêm phong văn hóa phẩm xuất khẩu kèm văn hóa phẩm đã được kiểm tra chuyên ngành và dán niêm phong tại trụ sở cơ quan kiểm tra chuyên ngành.
Thẩm quyền tiếp nhận Thông báo nhập khẩu văn hóa phẩm không nhằm mục đích kinh doanh
Nghị định số 31/2025/NĐ-CP cũng sửa đổi, bổ sung quy định về thẩm quyền cấp phép nhập khẩu văn hóa phẩm. Theo đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp nhận Thông báo nhập khẩu văn hóa phẩm của cá nhân, tổ chức trong các trường hợp văn hóa phẩm để trao đổi hợp tác, viện trợ; tham gia trưng bày, triển lãm, dự thi, liên hoan ở cấp quốc gia, cấp khu vực.
Cơ quan chuyên môn về văn hóa thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tiếp nhận Thông báo nhập khẩu văn hóa phẩm của cá nhân, tổ chức trong các trường hợp sau đây:
- Văn hóa phẩm để phục vụ công việc của cá nhân, tổ chức có mục đích khác với mục đích quy định nêu trên;
- Văn hóa phẩm là quà biếu, tặng có giá trị vượt quá tiêu chuẩn miễn thuế theo quy định của pháp luật;
- Văn hóa phẩm để tham gia trưng bày, triển lãm, dự thi, liên hoan; lưu hành, phổ biến tại địa phương.
Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 12/4/2025.

Nghệ An: triệt phá đường dây sử dụng internet truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy
Kinhtedothi – Ngày 28/4, Công an Nghệ An thông tin, vừa phối hợp với Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) phá thành công chuyên án, bắt 12 đối tượng truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy trên mạng internet.

Khởi tố đối tượng truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy
Kinhtedothi-Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Đồng Phú vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh tạm giam đối với H.V.M (SN 2001, trú xã Đồng Tiến, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước) về tội “Truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy”.

Phim điện ảnh “1982”: Đề tài gia đình được khai thác qua góc nhìn mới
Giới thiệu đến công chúng những hình ảnh đầu tiên, phim điện ảnh “1982” đánh dấu sự trở lại của đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp sau hơn 10 năm - kể từ thành công của “Đập cánh giữa không trung”, bộ phim gặt hái nhiều giải thưởng ở các liên hoan phim quốc tế.