Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Quy định phạm vi bảo vệ đường sắt

Kinhtedothi - Chính phủ vừa ban hành Nghị định 56/2018/NĐ-CP quy định về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt.
Nghị định này quy định về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt, bao gồm: Đặt tên tuyến, tên ga đường sắt; tháo dỡ tuyến, đoạn tuyến, ga đường sắt; phạm vi bảo vệ công trình, hành lang an toàn giao thông đường sắt; quản lý, sử dụng, khai thác đất dành cho đường sắt; trách nhiệm quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt.

Trong đó, về phạm vi bảo vệ đường sắt, phạm vi bảo vệ trên không của đường sắt tính từ đỉnh ray trở lên theo phương thẳng đứng không nhỏ hơn trị số sau: Đối với đường sắt khổ 1000 milimét là 5,3 mét; đối với đường sắt khổ 1435 milimét là 6,55 mét; đối với đường sắt tốc độ cao là 7,7 mét; đối với tuyến đường sắt đô thị là 6,3 mét áp dụng phương thức lấy điện trên cao; 4,3 mét đối với tuyến đường sắt đô thị áp dụng phương thức lấy điện từ ray thứ ba.
 Ảnh mang tính chất minh họa. Nguồn: Internet
Đối với các tuyến đường sắt hiện hữu đang khai thác không thỏa mãn điều kiện quy định nêu trên, khi cải tạo, nâng cấp công trình vi phạm phạm vi bảo vệ đường sắt, chủ đầu tư dự án phải có giải pháp kỹ thuật để không làm ảnh hưởng đến sự ổn định, tuổi thọ và bảo đảm an toàn cho công trình đường sắt và phải được cấp có thẩm quyền chấp thuận trước khi thực hiện.

Phạm vi bảo vệ hai bên đường sắt theo phương ngang đối với nền đường không đào, không đắp tính từ mép ngoài của ray ngoài cùng trở ra được xác định như sau: Đối với đường sắt tốc độ cao là 7,5 mét; đối với đường sắt đô thị là 5,4 mét; đối với đường sắt còn lại là 5,6 mét.

Còn phạm vi bảo vệ hai bên đường sắt theo phương ngang đối với nền đường đào, nền đường đắp được xác định như sau: 5 mét tính từ chân nền đường đắp hoặc mép đỉnh nền đường đào; 3 mét tính từ mép ngoài rãnh dọc hay mép ngoài rãnh đỉnh của nền đường hoặc mép ngoài của công trình phòng hộ, gia cố đối với nền đường có rãnh dọc hay rãnh đỉnh, có công trình phòng hộ, gia cố của nền đường.

Hành lang an toàn giao thông đường sắt

Nghị định cũng quy định cụ thể hành lang an toàn giao thông đường sắt. Theo đó, chiều rộng hành lang an toàn giao thông đường sắt tính từ mép ngoài phạm vi bảo vệ đường sắt trở ra mỗi bên được xác định như sau: Đối với đường sắt tốc độ cao, trong khu vực đô thị là 5 mét, ngoài khu vực đô thị là 15 mét. Đối với đường sắt tốc độ cao, phải xây dựng rào cách ly hành lang an toàn giao thông đường sắt để tránh mọi hành vi xâm nhập trái phép; đường sắt đô thị đi trên mặt đất và đường sắt còn lại là 3 mét.

Chiều cao hành lang an toàn giao thông đường sắt được tính từ mặt đất trở lên theo phương thẳng đứng đến giới hạn phạm vi bảo vệ trên không của đường sắt theo quy định tại phạm vi bảo vệ đường sắt nêu trên.

Hành lang an toàn giao thông đường sắt tại khu vực đường ngang được quy định như sau: Người lái tàu ở vị trí của mình nhìn thấy đường ngang từ khoảng cách 1000 mét trở lên; đối với đường ngang không có người gác, người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ khi ở cách đường ngang một khoảng cách bằng tầm nhìn hãm xe đối với cấp đường đó nhìn thấy đoàn tàu ở cách đường ngang ít nhất bằng tầm nhìn ngang của người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ kể từ giữa chỗ giao.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Xe giường nằm bốc cháy dữ dội khi đang chạy trên cao tốc 

Xe giường nằm bốc cháy dữ dội khi đang chạy trên cao tốc 

10 May, 02:48 PM

Kinhtedothi - Chi cục Quản lý đường bộ IV cho biết, rạng sáng ngày 10/5/2025, xe khách BKS 35B - 010.21 khi đang lưu thông trên cao tốc hướng Phan Thiết - Vĩnh Hảo thì bất ngờ bốc cháy. Tài xế kịp thời tấp xe vào lề đường cho hành khách bung cửa bỏ chạy trước khi ngọn lửa bao trùm thân xe.

Đề nghị xử lý dứt điểm hiện tượng rò rỉ nước mưa tại Nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất

Đề nghị xử lý dứt điểm hiện tượng rò rỉ nước mưa tại Nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất

09 May, 05:48 PM

Kinhtedothi - Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất có giá trị đầu tư 11.000 tỷ đồng, là một trong những công trình trọng điểm vừa được khánh thành và đi vào hoạt động từ ngày 19/4 nhưng đã bị rò rỉ nước mưa. Vì vậy, Bộ Xây dựng yêu cầu Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP (ACV) xử lý dứt điểm tình trạng này. 

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ