Quy định về xử lý một số vấn đề liên quan sắp xếp tổ chức bộ máy
Nghị quyết được Quốc hội khóa XV, Kỳ họp bất thường lần thứ 9 thông qua ngày 19/2/2025.

Nghị quyết này quy định về việc xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy Nhà nước, bao gồm: nguyên tắc xử lý; việc thay đổi tên gọi của cơ quan, tổ chức, đơn vị, chức danh có thẩm quyền; việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, chức danh có thẩm quyền theo quy định của pháp luật, điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế và việc xử lý một số vấn đề khác khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy Nhà nước.
Cùng với đó, Nghị quyết được áp dụng đối với việc sắp xếp tổ chức bộ máy Nhà nước trong các trường hợp thành lập, tổ chức lại (bao gồm việc sắp xếp, kiện toàn lại tổ chức của các cơ quan dưới các hình thức chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi hoặc điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn), thay đổi tên gọi, thay đổi mô hình, cơ cấu tổ chức, giải thể cơ quan để thực hiện chủ trương của Đảng về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
Các vấn đề được xử lý theo nghị quyết này là vấn đề phát sinh trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy Nhà nước có nội dung khác hoặc chưa được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật (trừ Hiến pháp), văn bản hành chính và các hình thức văn bản khác đang còn hiệu lực tại thời điểm thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy Nhà nước.
Theo Nghị quyết, khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy Nhà nước, tên gọi của cơ quan, chức danh có thẩm quyền đã quy định tại các văn bản được chuyển đổi theo tên gọi của cơ quan, chức danh tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đó. Cơ quan, chức danh có thẩm quyền có thay đổi sau khi sắp xếp tổ chức bộ máy Nhà nước được sử dụng con dấu, thực hiện thủ tục đăng ký mẫu con dấu, giao nộp con dấu theo quy định của pháp luật.
Về thực hiện thủ tục hành chính, trường hợp có sự thay đổi về cơ quan, chức danh có thẩm quyền thực hiện thủ tục hành chính sau khi sắp xếp tổ chức bộ máy Nhà nước thì cơ quan, người có thẩm quyền công bố thủ tục hành chính phải thực hiện ngay việc điều chỉnh và công bố thủ tục hành chính đã được điều chỉnh theo quy định của pháp luật.
Cơ quan, chức danh có thẩm quyền tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn thực hiện thủ tục hành chính có trách nhiệm: Tổ chức thực hiện thủ tục hành chính bảo đảm thông suốt, không bị gián đoạn; không được yêu cầu cá nhân, tổ chức nộp lại hồ sơ đã nộp; không thực hiện lại các bước trong thủ tục hành chính đã thực hiện trước khi sắp xếp…
Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 19/2/2025.

Sắp xếp tổ chức bộ máy bảo đảm hoạt động liên tục, thông suốt
Kinhtedothi - Chiều 12/2, tiếp tục Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội đã nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy Nhà nước.

Tinh gọn, sắp xếp tổ chức bộ máy tạo điều kiện tập trung nguồn lực đầu tư
Kinhtedothi - Thực hiện tinh gọn, sắp xếp tổ chức bộ máy sẽ tạo điều kiện tập trung các nguồn lực đầu tư thực hiện các nhiệm vụ cấp bách và mục tiêu dài hạn, trong đó có những nhiệm vụ cấp bách đang được triển khai ngay trong Kỳ họp bất thường lần thứ 9.

Thủ tướng Chính phủ: sắp xếp tổ chức bộ máy, tăng hướng tới cơ sở, để lo cho dân
Kinhtedothi- Chiều 14/2, phát biểu thảo luận tổ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, sắp xếp tổ chức bộ máy để bố trí nhân sự phù hợp, nâng cao chất lượng và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, tăng cường hướng tới cơ sở, cấp gần dân nhất để lo cho dân.