Kinhtedothi - Theo Quy hoạch tỉnh Thái Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 222/QĐ-TTg, Thái Nguyên sẽ có thêm một tuyến đường cao tốc mới, đó là tuyến Vành đai 5 vùng Thủ đô Hà Nội.
Đường Vành đai 5 qua Thái Nguyên có điểm đầu là ranh giới Bắc Giang - Thái Nguyên, điểm cuối là ranh giới Thái Nguyên - Vĩnh Phúc.
Giai đoạn 2021 - 2025, tuyến đường này là đường cấp II, 4 làn xe và đường đô thị 6 làn xe. Giai đoạn sau, khi có đủ nguồn lực đầu tư và yêu cầu về nhu cầu vận tải, thực hiện đầu tư hoàn thiện đường vành đai 5 có quy mô là đường cao tốc, 6 làn xe bằng phương án xây dựng đường cao tốc trên cao hoặc đường thông thường.
Cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên
Đối với các tuyến quốc lộ hiện tại (QL 3, QL 1B, QL 37, QL 3C, QL 17, đường Hồ Chí Minh, đường Vành đai 5 Hà Nội khi chưa nâng thành cao tốc) sẽ được phát triển với quy mô đạt tối thiểu cấp II - IV với 2 - 4 làn xe.
20 tuyến tỉnh lộ hiện tại sẽ được nâng cấp, cải tạo đạt quy mô tối thiểu đường cấp III, IV miền núi với 2 làn xe. Đối với các đoạn tuyến đi qua đô thị, đảm bảo tuân thủ theo quy hoạch đô thị. Đối với các đoạn tuyến đi qua các khu dân cư tập trung, nghiên cứu quy mô, hướng tuyến theo điều kiện đặc thù khu vực.
Cũng theo quy hoạch được duyệt, tỉnh Thái Nguyên sẽ quy hoạch mới 15 đường tỉnh lộ với quy mô mỗi tuyến đạt cấp III, IV miền núi, 2 làn xe.
Tính đến cuối năm 2020, hệ thống giao thông đường bộ của tỉnh Thái Nguyên có tổng chiều dài 4.823,8 km (không kể hệ thống đường thôn, xóm, nội đồng). Bao gồm một tuyến cao tốc, có tổng chiều dài 38,58 km; 7 tuyến quốc lộ có tổng chiều dài 276,54 km; 20 tuyến tỉnh lộ có tổng chiều dài 374,61 km; 159,44 km đường đô thị; 742,63 km đường huyện và 3.232 km đường xã.
Kinhtedothi - Đường Vành đai 5 có 35km đi qua địa phận tỉnh Hòa Bình nhưng hiện chưa có vốn đầu tư và địa phương cần chủ động huy động vốn theo phương thức đối tác công – tư (PPP) hoặc ODA.
Kinhtedothi - Dự án đầu tư có quy mô diện tích lớn, giá trị cao về kiến trúc đô thị, đáp ứng nhu cầu về nhà ở tại khu trung tâm thành phố, thúc đẩy nhanh sự phát triển về kinh tế - xã hội, đô thị hoá và nâng cao đời sống của người dân trong khu vực.
Kinhtedothi - Ngày 20/3, Đội Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc số 4, Phòng Hướng dẫn tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ, Cục Cảnh sát giao thông (Đội 4) cho biết, đơn vị vừa phát hiện ô tô khách sử dụng tem kiểm định giả trên cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên.
Kinhtedothi - UBND tỉnh Nam Định vừa ban hành Quyết định số 881/QĐ-UBND và Quyết định số 882/QĐ-UBND chấp thuận chủ trương đầu tư và lựa chọn nhà đầu tư cho 2 dự án khu công nghiệp (KCN) Minh Châu (giai đoạn 1) tại huyện Nghĩa Hưng và KCN Xuân Kiên (giai đoạn 1) tại huyện Xuân Trường.
Kinhtedothi - Theo các chuyên gia trong ngành nhìn nhận, đây là thời kỳ vàng của nội thất Việt Nam. Tuy nhiên, các khó khăn về thể chế, các quy định pháp luật ngành Xây dựng như hệ thống tiêu chuẩn, định mức, chế độ còn thiếu và chưa phù hợp cho cả kiến trúc và nội thất là rào cản, điểm nghẽn cho sự phát triển của ngành Nội thất Việt Nam.
Kinhtedothi - TP Hồ Chí Minh phấn đấu hoàn thành và đưa vào sử dụng 16 dự án trọng điểm trên địa bàn trong năm 2025. Đồng thời, cũng tiến hành khởi công 15 gói thầu, công trình trọng điểm để chào mừng Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Kinhtedothi - TP Hồ Chí Minh đang lên phương án bồi thường, tái định cư nhiều dự án trọng điểm sắp triển khai như: cao tốc TP Hồ Chí Minh - Mộc Bài, nâng cấp mở rộng Quốc lộ 13, Quốc lộ 1, Quốc lộ 22, trục đường Bắc - Nam (từ đường Nguyễn Văn Linh đến cao tốc Bến Lức-Long Thành).