Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Quý I, tín dụng tăng chậm, vì sao?

Kinhtedothi- Tính đến 28/3, tăng trưởng tín dụng đạt 2,06%. Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú khẳng định, hiện nay, thanh khoản của các ngân hàng thương mại rất dồi dào, không thiếu vốn. NHNN đã chỉ đạo các NHTM tiết giảm chi phí để giảm lãi suất.

Tăng trưởng tín dụng quý I chỉ đạt 2,06%

Tại buổi họp báo chiều 31/3 thông tin về kết quả hoạt động ngân hàng quý I/2023, Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú cho biết, quý I/2023, bối cảnh kinh tế thế giới phục hồi chậm, bước đầu đã tránh được nguy cơ suy thoái, nhưng vẫn phải đối mặt với nhiều diễn biến phức tạp.

Kinh tế đang gặp nhiều thách thức, NHNN Việt Nam đã điều chỉnh các mức lãi suất nhằm tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ nền kinh tế phục hồi và duy trì tăng trưởng.

Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú tại buổi họp báo

Đến ngày 28/3/2023, tín dụng toàn nền kinh tế tăng 2,06% so với cuối năm 2022, tăng 11,17% so với cùng kỳ năm 2022. Cơ cấu tín dụng tiếp tục tập trung vốn cho lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất là các lĩnh vực ưu tiên, các động lực tăng trưởng theo chủ trương của Chính phủ.

Dù vậy, tăng trưởng tín dụng quý I vẫn thấp cho thấy, khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp còn thấp. Nguyên nhân, do thời điểm này trùng vào dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023. Bên cạnh đó, "sức khỏe" nhiều doanh nghiệp vẫn bị ảnh hưởng bởi Covid-19, không đáp ứng được các điều kiện vay vốn. Đơn hàng của nhiều doanh nghiệp cũng suy giảm khiến nhu cầu vay vốn không cao bằng năm ngoái.

Từ cuối tháng 2 đến nay nhiều ngân hàng đã tung ra các gói tín dụng lên đến hàng trăm nghìn tỷ đồng để "kích cầu". Tuy nhiên với tình hình như hiện nay, theo các ngân hàng, cần thêm thời gian. Bởi nhiều doanh nghiệp đang sản xuất cầm chừng, nhiều khách hàng cá nhân không gồng nổi lãi suất phải cắt lỗ để lấy tiền tất toán hợp đồng vay trước hạn... khiến tín dụng khó tăng mạnh trở lại.

Giảm thêm lãi suất, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận vốn

Năm 2023, NHNN đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 14 - 15%, cao hơn năm 2022, và có điều chỉnh linh hoạt theo diễn biến thị trường.

Tháng 2/2023, NHNN đã phân bổ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho các TCTD và tiếp tục chỉ đạo TCTD hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng nền kinh tế theo chủ trương của Chính phủ đảm bảo hoạt động tín dụng an toàn, hiệu quả; tiếp tục kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro.

Tiếp tục dành vốn tín dụng cho các dự án BĐS đủ điều kiện pháp lý, có khả năng hoàn thành, sớm đi vào sử dụng, có khả năng tiêu thụ sản phẩm và đảm bảo kế hoạch trả nợ; nhất là các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, dự án nhà ở thương mại giá rẻ có hiệu quả cao; Kiểm soát rủi ro tín dụng đối với phân khúc BĐS cao cấp đang dư thừa nguồn cung/BĐS không có nhu cầu thực/kinh doanh có tính chất đầu cơ BĐS, làm giá, lũng đoạn thị trường BĐS,…;..

NHNN đã chỉ đạo toàn ngành tiếp tục đẩy mạnh triển khai chương trình kết nối Ngân hàng – doanh nghiệp tại các địa phương. Các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chủ động làm việc trực tiếp với khách hàng nhằm tháo gỡ khó khăn trong quan hệ tín dụng, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng theo đúng quy định của pháp luật; thành lập đường dây nóng (điện thoại, email) để tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của người dân và doanh nghiệp; xử lý, trả lời rõ ràng đối với việc cấp tín dụng cho từng trường hợp cụ thể...

Trao đổi, thảo luận, đánh giá về tình hình hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV); tình hình triển khai các cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển DNNVV; các khó khăn, vướng mắc và đề xuất các giải pháp hỗ trợ phát triển DNNVV nói chung, tăng khả năng tiếp cận tín dụng nói riêng từ các góc nhìn của doanh nghiệp, ngân hàng…

NHNN tiếp tục điều hành lãi suất phù hợp với cân đối vĩ mô, lạm phát và mục tiêu CSTT;  Điều hành tỷ giá linh hoạt nhằm ổn định thị trường ngoại tệ, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát…; khuyến khích các TCTD tiết giảm chi phí để ổn định mặt bằng lãi suất; 

Phó Thống đốc Đào Minh Tú khẳng định, hiện nay, thanh khoản của các ngân hàng thương mại rất dồi dào, không thiếu vốn. “Quan điểm của NHNN lúc này là phải tiếp tục giảm lãi suất để hỗ trợ nền kinh tế. NHNN đã điều hành các ngân hàng thương mại tiết giảm mọi chi phí để giảm lãi suất, sắp tới sẽ vận động các ngân hàng thương mại giảm tiếp.

 

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Quản lý thị trường vàng: cần giải pháp căn cơ, lâu dài

Quản lý thị trường vàng: cần giải pháp căn cơ, lâu dài

18 May, 06:57 AM

Kinhtedothi- Dù giá vàng thế giới đang bước vào giai đoạn điều chỉnh mạnh, giá vàng trong nước vẫn neo cao kỷ lục, tạo ra mức chênh lệch chưa từng có – gần 18 triệu đồng/lượng. Tình trạng này không chỉ phản ánh sự lệch pha cung – cầu, mà còn dấy lên lo ngại về làn sóng đầu cơ, thao túng giá và dòng tiền “chảy” vào vàng, ảnh hưởng đến ổn định vĩ mô. 

Tin tức kinh tế 16/5: nhập khẩu hồ tiêu tăng mạnh

Tin tức kinh tế 16/5: nhập khẩu hồ tiêu tăng mạnh

16 May, 06:34 PM

Kinhtedothi – Giá vàng trong nước tăng mạnh; nhập khẩu hồ tiêu tăng mạnh, tiệm cận mức kỷ lục năm 2021; xuất khẩu dệt may sang Mỹ tăng mạnh trong tháng 4… là những tin tức kinh tế đáng chú ý ngày 16/5.

Bộ đôi thẻ tín dụng BIDV 68: những giá trị và trải nghiệm độc bản

Bộ đôi thẻ tín dụng BIDV 68: những giá trị và trải nghiệm độc bản

16 May, 06:19 PM

Kinhtedothi- Trong nhịp sống đô thị hiện đại, khách hàng không chỉ tìm kiếm một chiếc thẻ ngân hàng thanh toán đơn thuần, mà kỳ vọng vào những trải nghiệm độc đáo, từ tài chính thông minh đến phong cách sống tiện lợi. Thấu hiểu nhu cầu đó, BIDV đã ra mắt bộ đôi thẻ tín dụng BIDV 68 phiên bản giới hạn với thiết kế đặc biệt và hệ sinh thái ưu đãi từ văn hóa, ẩm thực đến di chuyển.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ