Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Quỹ khuyến nông thúc đẩy cơ giới hoá tại huyện Thạch Thất

Kinhtedothi - Nhờ nguồn vốn từ Quỹ khuyến nông Hà Nội, nhiều hộ dân tại huyện Thạch Thất đã có điều kiện đầu tư máy móc cơ giới hoá phục vụ sản xuất. Không chỉ góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế nông nghiệp, nhiều hộ dân còn tăng thu nhập, cải thiện đời sống.

Với sự hỗ trợ của Trạm Khuyến nông huyện Thạch Thất (nay là Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Thạch Thất), năm 2020, anh Khuất Văn Thơi, ở xã Lại Thượng đã được vay 500 triệu đồng vốn Quỹ khuyến nông để mua máy gặt đập liên hợp Kubota DC.

Cơ giới hóa trong thu hoạch lúa tại huyện Thạch Thất. Ảnh: Phạm Hùng

Từ khi có máy gặt, anh Thơi đưa máy đi thu hoạch lúa khắp nơi, không chỉ trên địa bàn Hà Nội mà còn ở các huyện, tỉnh lân cận. Theo anh Thơi, giá thu hoạch 1 sào lúa dao động từ 130.000 - 180.000 đồng, trừ các loại chi phí, phần lời lãi còn khoảng 35 - 40% doanh thu. Cũng nhờ làm ăn hiệu quả mà năm 2023, anh Thơi đã hoàn trả 100% vốn vay Quỹ khuyến nông.

Còn với anh Nguyễn Duy Hạnh, ở xã Hạ Bằng thì Quỹ khuyến nông thực sự là động lực vươn lên làm kinh tế. Anh Hạnh chia sẻ, năm 2023, gia đình được vay 330 triệu đồng từ nguồn Quỹ Khuyến nông TP thông qua sự giới thiệu, hướng dẫn của cán bộ khuyến nông Thạch Thất. Với số tiền này, anh Hạnh đã mua máy kéo Kubota phục vụ làm đất.

“Việc không phải trả lãi hàng tháng, cộng với ân hạn trả dần trong 3 năm khiến chúng tôi phần nào an tâm sản xuất. Nếu không có nguồn vốn đi kèm với chính sách trả góp từ Quỹ khuyến nông thì chắc chúng tôi không dám đầu tư” - anh Hạnh nói.

Theo thống kê, trong giai đoạn từ năm 2020 – 2024, toàn huyện Thạch Thất có 10 hộ dân được vay vốn Quỹ khuyến nông TP để đầu tư trang thiết bị cơ giới hóa (máy gặt đập liên hợp, máy kéo) với tổng số tiền hơn 4,2 tỷ đồng. Hiệu quả kinh tế mang lại rất rõ rệt và các hộ đều trả nợ đúng hạn.

Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Thạch Thất Nguyễn Bùi Hải cho biết, thực tế việc cho vay vốn Quỹ khuyến nông đã cho thấy tính ưu việt và hiệu quả tích cực. Người dân đánh giá rất cao chính sách không tính lãi và trả góp dần trong vòng 3 năm, của chương trình cho vay phát triển cơ giới hoá mà TP Hà Nội đang triển khai rộng khắp.

Hiện nay, 500 triệu đồng cũng là số tiền tối đa mà một hộ dân được phép vay từ Quỹ khuyến nông. Điều này cho thấy, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội, Sở NN&PTNT đã cố gắng tạo điều kiện tối đa cho tổ chức, cá nhân có nhu cầu vay vốn phát triển kinh tế nông nghiệp.

Bên cạnh hỗ trợ vốn vay ở mức tối đa, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Thạch Thất thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn về kỹ năng sử dụng trang thiết bị máy móc cơ giới hoá; phối hợp với chính quyền cơ sở đẩy mạnh tuyên truyền về ứng dụng cơ giới hoá trong việc nâng cao năng suất, chất lượng lúa hàng hoá để người dân ủng hộ.

Mặc dù vậy, ông Nguyễn Bùi Hải cũng chỉ ra nhiều khó khăn hiện nay trong việc cho vay vốn Quỹ khuyến nông. Trong số này, nan giải nhất là yêu cầu các tổ chức, cá nhân phải có tài sản thế chấp, mà cụ thể là đất đai. Không ít tổ chức, cá nhân muốn vay vốn nhưng khó tiếp cận do không có tài sản đảm bảo. Đây cũng là vấn đề mà cơ quan quản lý Quỹ khuyến nông đang tiếp tục rà soát, nghiên cứu điều chỉnh cho phù hợp với tình hình mới.

Quỹ Khuyến nông Hà Nội: Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp

Quỹ Khuyến nông Hà Nội: Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp

Lợi ích kép từ Quỹ Khuyến nông Hà Nội

Lợi ích kép từ Quỹ Khuyến nông Hà Nội

Hoạt động Quỹ Khuyến nông còn nhiều khó khăn

Hoạt động Quỹ Khuyến nông còn nhiều khó khăn

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bài cuối: Đưa vùng dân tộc tiến bước cùng Thủ đô

Bài cuối: Đưa vùng dân tộc tiến bước cùng Thủ đô

02 Apr, 05:48 AM

Kinhtedothi - Sự phát triển tiến bộ của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã góp sức cùng Nhân dân Thủ đô và cả nước trong công cuộc đổi mới, phát triển và bảo vệ Tổ quốc. Trong tình hình mới, vấn đề đặt ra là cần có những giải pháp nhằm tạo xung lực để đồng bào các dân tộc thiểu số của Thủ đô vững tin bước vào Kỷ nguyên mới.

Quảng Ngãi: còn những khó khăn trong xây dựng nông thôn mới

Quảng Ngãi: còn những khó khăn trong xây dựng nông thôn mới

01 Apr, 09:06 PM

Kinhtedothi-Đạt được những kết quả tích cực, góp phần tích cực thay đổi bộ mặt nông thôn và nâng cao đời sống của người dân nhưng Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) ở Quảng Ngãi còn gặp nhiều khó khăn.

Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội - Bài 2: Dấu ấn quyết sách đầu tư

Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội - Bài 2: Dấu ấn quyết sách đầu tư

01 Apr, 06:51 AM

Kinhtedothi - Kể từ sau khi Nghị quyết số 88/2019/QH14 được Quốc hội ban hành, thông qua các cơ chế, chính sách đặc thù, Hà Nội đã huy động hơn 5.000 tỷ đồng để đầu tư phát triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Thủ đô. Nhờ đó đến nay, TP đã cơ bản hoàn thành 100% các chỉ tiêu của Nghị quyết, về đích sớm trước 5 năm kế hoạch của giai đoạn 2021 - 2030.

5 năm thực hiện Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội

5 năm thực hiện Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội

31 Mar, 05:16 AM

Kinhtedothi - Công tác dân tộc là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài, cấp bách, là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân và của cả hệ thống chính trị. Chính vì vậy, nhiều chủ trương lớn về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được Đảng ta đặc biệt chú trọng, trong đó có Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội phê duyệt “Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030”. Cùng với các tỉnh, TP của cả nước, Hà Nội đã tích cực tổ chức triển khai, ban hành nhiều cơ chế, chính sách đặc thù, đưa Nghị quyết số 88 thấm nhuần vào cuộc sống.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ