Rộn ràng mùa trăng xưa trên phố
![]() |
Nhiều mẫu đèn cổ đã thất truyền được phục dựng lại trong chương trình “Đèn thu lung linh” tại Hoàng thành Thăng Long. Ảnh: Khánh Huy |
Những năm gần đây, các hoạt động tái hiện Tết Trung thu xưa được các ngành văn hóa Thủ đô phục dựng và phát triển. Mỗi mùa trăng về, trên các tuyến phố cổ Hà Nội lại khoác lên chiếc áo mới rực rỡ, vui tươi. Tạm gác lại công việc, nhà cửa, các gia đình đưa trẻ nhỏ lên phố để thưởng thức sắc màu Trung thu nhuộm đỏ tuyến phố Hàng Mã, hòa mình với nhịp sống Trung thu xưa tại các chuỗi sự kiện trưng bày, trải nghiệm không gian Trung thu truyền thống trên phố cổ, điểm di tích văn hóa lịch sử Hoàng thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
Tại Ngôi nhà di sản 87 Mã Mây (phường Hàng Buồm) là hình ảnh tái hiện không gian Tết Trung thu truyền thống của gia đình Hà Nội với mâm cỗ cổ truyền. Nơi đây, trẻ em và người lớn được hòa mình vào nhịp sống xưa, cùng nhau làm bánh dẻo - thức quà thân thương trong mâm cỗ trung thu truyền thống.
Trong không khí rộn ràng tiếng trống, rực rỡ đèn lồng, đèn ông sao, “Lớp học tò he” và “Lồng đèn đón trăng” tại Trung tâm giao lưu Văn hóa Phố cổ Hà Nội (50 Đào Duy Từ, phường Hàng Buồm) thu hút các bạn nhỏ và gia đình đến trải nghiệm.
Tại đây, dưới sự hướng dẫn của nghệ nhân, thợ thủ công của làng nghề lân cận Hà Nội, các em nhỏ được tự tay nặn tò hè, cắt giấy kính màu đỏ để làm lồng đèn Trung thu, mẫu đèn trung thu xưa, mặt nạ giấy bồi. Ngoài hình ảnh đèn ông sao quen thuộc, những mẫu đèn Trung thu với hình ảnh đèn cá chép hóa rồng, đèn cá chép trông trăng, các dây đèn Trung thu hình con vật gắn với nhà nông xưa như gà trống, cá vàng, vịt cũng được phục dựng.
Từ câu chuyện kể của các nghệ nhân Đặng Văn Hậu (làng Xuân La, huyện Phú Xuyên) và nghệ nhân Nguyễn Thị Tuyến (xã Vân Canh, huyện Hoài Đức) về tò he, đèn ông sao giúp các em nhỏ hiểu biết về đồ chơi Trung thu truyền thống và giá trị văn hóa của dân tộc.
Trên tuyến phố bích họa phố Phùng Hưng (phường Hàng Mã) đa dạng các gian hàng giới thiệu đồ chơi truyền thống cùng đan xen các chương trình giải trí trình diễn thời trang, âm nhạc thiếu nhi, biểu diễn “Rối cạn Tế Tiêu” (huyện Mỹ Đức, Hà Nội).
Các điểm di tích văn hóa lịch sử Hoàng thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám tổ chức chương trình “Đèn thu lung linh” và trải nghiệm “Cá chép vượt vũ môn”.
Giữa nhịp sống đô thị hiện đại, con người ngày càng hối hả hơn với công việc thường nhật thì chuỗi hoạt động vui Tết Trung thu là lúc giữ nhịp sống chậm lại, gắn kết tình thân. Từ các hoạt động trải nghiệm Tết Trung thu truyền thống, tạo cho các em nhỏ sân chơi văn hóa bổ ích, góp phần đẩy mạnh hoạt động giáo dục di sản của Thủ đô, nâng cao ý thức bảo tồn, quảng bá các giá trị di sản, phát triển hệ sinh thái giáo dục sáng tạo trong cộng đồng.

Tết Trung thu có từ bao giờ? Ý nghĩa của Tết Trung thu
Kinhtedothi - Tết Trung thu là một trong những lễ hội cổ truyền của Việt Nam. Không chỉ là Tết thiếu nhi, Trung thu còn là Tết đoàn viên, Tết trông trăng. Nhưng có lẽ không phải ai trong chúng ta cũng biết rõ về nguồn gốc và ý nghĩa ngày Tết quan trọng này.

Mang niềm vui đến trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong dịp Tết Trung thu
Kinhtedothi - Dịp này, các Cụm thi đua thuộc Đoàn khối các cơ quan TP Hà Nội đã tổ chức các hoạt động nhằm mang đến một dịp Trung thu vui tươi và đầy ý nghĩa cho các em nhỏ trên địa bàn TP.

Thư của Chủ tịch nước gửi thiếu niên, nhi đồng nhân dịp Tết Trung thu 2023
Kinhtedothi - Chiều 26/9, nhân dịp Tết Trung thu năm 2023, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã có Thư gửi các cháu thiếu niên, nhi đồng cả nước. Báo Kinh tế & Đô thị trân trọng giới thiệu toàn văn Thư của Chủ tịch nước.