Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Rộng mở nghề nuôi bò sữa

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Nhờ chính sách hỗ trợ kịp thời của Nhà nước, trong vòng 13 năm qua, chăn nuôi bò sữa đã có nhiều chuyển biến tích cực, tăng cả về số lượng và chất lượng, trở thành hướng làm giàu ổn định cho người nông dân.

 Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng sữa trong nước vẫn còn một khoảng cách khá xa.Đó là nhận định của các đại biểu tại hội nghị đánh giá phát triển chăn nuôi bò sữa theo Quyết định 167/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp và chính sách khuyến khích hỗ trợ phát triển chăn nuôi bò sữa do Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) tổ chức ngày 23/7.

Nhiều điểm nhấn

Quyết định 167 ra đời trong bối cảnh đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi với nhiều chính sách hỗ trợ tích cực cho chăn nuôi bò sữa như: Vay vốn tín dụng, con giống, xây dựng cơ sở chế biến... Nhờ đó, đàn bò sữa liên tục tăng mạnh trong những năm qua.
Chăn nuôi bò sữa tại xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng.         Ảnh: Quang Thiện
Chăn nuôi bò sữa tại xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng. Ảnh: Quang Thiện
Hà Nội là một trong những địa phương có bước phát triển khá nhanh về chăn nuôi bò sữa. Năm 2001, tổng đàn bò sữa của TP mới chỉ là 3.027 con nhưng đến nay đã đạt trên 13.000 con. Đặc biệt, theo ông Nguyễn
Cả nước hiện có trên 20.000 hộ gia đình chăn nuôi bò sữa, tạo việc làm cho 50.000 lao động trực tiếp và hàng ngàn lao động dịch vụ. Phấn đấu đến năm 2020, đàn bò sữa cả nước đạt 300.000 con, sản lượng sữa 1 triệu tấn.
Ngọc Sơn - Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội, trên địa bàn TP đã có sự gắn kết thành chuỗi liên kết chặt chẽ trong chăn nuôi. Lượng sữa sản xuất ra đều được tiêu thụ hết, giá sữa ngày càng tăng cao, bình quân hiện đạt 12.600 đồng/kg, giúp cho người nông dân yên tâm sản xuất. Đáng mừng là quy mô nuôi bò sữa đã dần dịch chuyển sang phát triển theo các vùng tập trung, hiện có 12 xã trọng điểm chăn nuôi bò sữa, tập trung chủ yếu ở 2 huyện Ba Vì (trên 7.000 con) và Gia Lâm (hơn 3.000 con).

Theo đánh giá của Cục Chăn nuôi, sau 13 năm triển khai Quyết định 167, đàn bò sữa cả nước tăng từ 41.240 con năm 2000 lên mức 200.000 con. Sản lượng sữa cũng tăng mạnh, từ 64.700 tấn năm 2001 lên hơn 450.000 tấn vào năm 2013. Năng suất sữa trung bình cả nước đạt 5,1 tấn/chu kỳ, cao hơn cả một số nước trong khu vực như Malaysia, Indonesia, Trung Quốc…

Tiếp tục đẩy mạnh

Mặc dù đã có bước tiến vượt bậc, song đánh giá một cách tổng thể, ngành chăn nuôi bò sữa vẫn còn những hạn chế nhất định. Hiện, sản lượng sữa mới chỉ đáp ứng trên 28% tổng sản lượng sữa tiêu dùng hàng năm. Hơn nữa, trong số 32 tỉnh, TP chăn nuôi bò sữa, có tới 22 tỉnh, TP mới nuôi từ 3 - 6 năm, kinh nghiệm còn hạn chế. Bên cạnh đó, theo ông Lã Văn Thảo - Trưởng phòng Gia súc lớn (Cục Chăn nuôi), quy mô chăn nuôi bò sữa còn nhỏ, chủ yếu dưới 5 con/hộ trong khi giá con giống ở mức rất cao. Nếu như năm 2000, mỗi con bò sữa giống chỉ khoảng 11 - 14 triệu đồng, thì đến nay đã tăng lên mức 60 - 70 triệu đồng, khiến giá thành sữa tươi luôn ở mức cao.

Một khó khăn nữa với ngành chăn nuôi bò sữa hiện nay là nguồn thức ăn chăn nuôi chưa đảm bảo số lượng và chất lượng, hệ thống hạ tầng cơ sở ở nhiều vùng còn hạn chế, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất cũng còn bất cập... Bởi vậy, tại hội nghị, nhiều địa phương kiến nghị, Nhà nước nên tiếp tục duy trì chính sách đẩy mạnh phát triển chăn nuôi bò sữa. Trong đó, lưu tâm đến phát triển chuỗi sản xuất, hỗ trợ người chăn nuôi nguồn giống chất lượng cao, trang thiết bị chăn nuôi, xử lý môi trường, quản lý dịch bệnh. Đặc biệt là duy trì chương trình bảo hiểm nông nghiệp giúp cho người nông dân yên tâm sản xuất.Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám nhận định, sản lượng sữa bình quân đầu người 14,8kg/người/năm là quá thấp so với khu vực (35kg/người/năm). Trong đó, đáng nói là chỉ có hơn 5kg (chiếm 28%) sản xuất từ nguồn sữa tươi trong nước, còn lại nhập khẩu. Như vậy, triển vọng và tiềm năng về thị trường phát triển chăn nuôi bò sữa của Việt Nam còn rất lớn. Ngành nông nghiệp đang thực hiện Đề án tái cơ cấu, trong đó có tái cơ cấu ngành chăn nuôi và bò sữa cũng là một trong những đối tượng vật nuôi được ưu tiên phát triển. Do đó, ông Tám đề nghị, các địa phương tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào chăn nuôi bò sữa để nâng cao giá trị, giảm giá thành sản xuất và tăng thu nhập cho người nông dân.