Kinhtedothi - Ngày 3/7, Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng, chống thiên tai đã có thông tin về diễn biến mưa lớn và đề nghị các tỉnh, TP (bao gồm cả Hà Nội) chủ động ứng phó trong trường hợp 2 hồ chứa thủy điện Hòa Bình, Tuyên Quang xả lũ.
Mực nước sông Hồng có thể dâng cao trong bối cảnh các hồ chứa thủy điện xả lũ do mưa lớn kéo dài những ngày tới.
Theo nhận định của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ sáng 3/7, ở khu vực vùng núi và trung du Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to; lượng mưa phổ biến từ 30 - 70mm, cục bộ có nơi trên 120mm.
Khu vực đồng bằng Bắc Bộ (bao gồm cả Hà Nội) sẽ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to; lượng mưa từ 15 - 30mm, cục bộ có nơi trên 60mm. Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do mưa lớn, lốc, sét, mưa đá: cấp 1.
Mưa lớn dự kiến sẽ tác động biến đổi mực nước trên hệ thống các hồ chứa thủy điện, đặc biệt là 2 hồ chứa thủy điện Hòa Bình và Tuyên Quang. Điều này có thể tác động đến vấn đề an toàn hồ đập và vùng hạ du sông Hồng, trong đó có vùng Thủ đô Hà Nội.
Phó Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng, chống thiên tai Nguyễn Văn Tiến cho biết, để chủ động ứng phó thiên tai trong những ngày tới, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Công điện số 65/CĐ-TTg về việc chủ động ứng phó với đợt mưa lớn tại khu vực Bắc Bộ.
Hiện, Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng, chống thiên tai đang đề nghị các địa phương tổ chức trực ban, theo dõi diễn biến thời tiết, thông tin dự báo, cảnh báo kịp thời đến chính quyền cơ sở và người dân; đồng thời triển khai các biện pháp ứng phó với mưa lớn và đảm bảo an toàn hạ du khi xả lũ 2 hồ chứa thủy điện Hòa Bình, Tuyên Quang, hạn chế thấp nhất thiệt hại có thể xảy ra.
Kinhtedothi - Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 65/CĐ-TTg ngày 2/7/2024 của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ ngành, địa phương chủ động ứng phó với đợt mưa lớn tại khu vực Bắc Bộ.
Kinhtedothi - Đến nay, 30/30 quận, huyện, thị xã đã hoàn thiện việc kiện toàn bộ máy chỉ huy, chỉ đạo và Ban Chỉ huy PCTT & TKCN. 579/579 xã phường thị trấn đã thực hiện kiện toàn tổ chức lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai với sự tham gia của trên 60.000 người…
Kinhtedothi - Mưa lớn kéo dài có thể gây nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại vùng núi, ngập úng tại các khu vực trũng, thấp và những khu đô thị. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
Kinhtedothi-Từ đầu tháng 7, Quảng Ngãi đồng loạt ra quân thực hiện cuộc Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp 2025. Dữ liệu thu thập lần này sẽ là cơ sở quan trọng cho hoạch định chính sách phát triển nông nghiệp - nông thôn phù hợp với giai đoạn mới, đặc biệt sau khi địa phương mở rộng địa giới hành chính.
Kinhtedothi - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu cần tiếp tục thực hiện các chương trình, phong trào thi đua, kiên trì, kiên định để thực hiện bằng được mục tiêu xây dựng "nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh" và "giảm nghèo toàn diện, bao trùm và bền vững".
Kinhtedothi – Trong bối cảnh tốc độ đô thị hóa nhanh, diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp, Hà Nội lựa chọn phát triển nông nghiệp đa giá trị, song vẫn mang những đặc trưng, hài hòa với quy hoạch đô thị và bảo vệ môi trường sinh thái.
Kinhtedothi- Bắt đầu từ hôm nay 1/7/2025, cùng với cả nước, Hà Nội triển khai lễ ra quân Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025. Thời gian thu thập thông tin tại địa bàn điều tra tối đa là 30 ngày, từ ngày 1 đến 30/7/2025.
Kinhtedothi - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1360/QĐ-TTg ngày 26/6/2025 công nhận tỉnh Đồng Tháp hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024.