Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Sản xuất theo tín hiệu thị trường

Kinhtedothi - Việc xây dựng và phát triển chuỗi sản xuất - tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp không chỉ kiểm soát được chất lượng ở tất cả các khâu mà còn giúp nhà sản xuất nâng cao ý thức sản xuất an toàn, tăng thu nhập.

Đây là nội dung chính được các chuyên gia, nhà quản lý, hợp tác xã (HTX) thảo luận tại Tọa đàm khuyến nông “Thúc đẩy sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị” diễn ra ngày 20/9, tại huyện Gia Lâm.

Các đại biểu tham dự tọa đàm tham quan thực tế vùng chuyên canh rau an toàn tại xã Văn Đức, huyện Gia Lâm. Ảnh: Ánh Ngọc  

Duy trì hiệu quả 145 chuỗi giá trị nông sản

HTX Sản xuất kinh doanh dịch vụ nông nghiệp Văn Đức (huyện Gia Lâm) có gần 1.100 hộ xã viên tham gia sản xuất hơn 200ha rau an toàn. Hiện tại, mỗi ngày HTX cung cấp ra thị trường khoảng 2 - 3 tấn rau các loại. Trong số đó khoảng 70% sản lượng được tiêu thụ tại hệ thống các siêu thị (Aeon, Big C) và chợ đầu mối trên địa bàn TP Hà Nội, phần còn lại tiêu thụ tại những tỉnh lân cận.

“Sản phẩm theo chuỗi cung cấp ra thị trường có chất lượng cao, bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng. Vì vậy, từ nhiều năm nay, sản phẩm rau an toàn của HTX không chỉ tiêu thụ nội địa thuận lợi mà một số sản phẩm của HTX đã được xuất khẩu sang các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan… giúp các thành viên HTX nâng cao thu nhập” – Giám đốc HTX Sản xuất kinh doanh dịch vụ nông nghiệp Văn Đức Nguyễn Văn Minh chia sẻ.

Theo thống kê của Sở NN&PTNT Hà Nội, đến nay, TP đã xây dựng và duy trì 145 chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm nông, lâm, thủy sản. Điển hình như chuỗi thực phẩm A-Z, gà Mía Sơn Tây, trứng Tiên Viên, sữa Vinh Nga, bưởi Quế Dương, chuối Vân Nam, gạo thơm Bối Khê, chè Bắc Sơn...

Các chuỗi với khoảng 1.400 sản phẩm được kiểm soát chặt chẽ và phân phối tại các siêu thị, cửa hàng. Mỗi ngày, các chuỗi cung cấp cho thị trường Hà Nội hơn 60 tấn thịt lợn, 2 tấn thịt bò, 36 tấn gia cầm, 300.000 quả trứng, 40 tấn thịt chế biến, 80 tấn sữa tươi và gần 100 tấn rau an toàn…

Tuy nhiên, đánh giá về những khó khăn tồn tại của việc phát triển các chuỗi sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hà Nội Vũ Thị Hương nhìn nhận, hiện, nhiều sản phẩm nông nghiệp chưa có nhãn mác, thương hiệu, không tiêu thụ được ở các kênh phân phối hiện đại. Một số chuỗi liên kết trên địa bàn chưa hoàn chỉnh, quy mô nhỏ theo hình thức “thuận mua, vừa bán” nên dễ xảy ra tình trạng đứt gãy, phá vỡ hợp đồng đã ký.

Xu thế phát triển tất yếu

Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Tạ Văn Tường cho biết, về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp có Nghị định số 98/2018/NĐ-CP của Chính phủ và Nghị quyết số 10/NQ-HĐND của HĐND TP Hà Nội. Sở NN&PTNT Hà Nội phối hợp với các quận, huyện đã và đang triển khai chính sách hỗ trợ tới các DN, HTX theo phân cấp từ TP đến UBND huyện. Đơn vị, đầu mối tiếp nhận hồ sơ là Phòng Kinh tế các quận, huyện.

Sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị sẽ tạo ra sản phẩm đạt chất lượng, người tiêu dùng được lợi, các tác nhân (DN, HTX, nông dân) đạt hiệu quả kinh tế và Nhà nước cũng làm tốt hơn công tác quản lý. Hơn nữa, về xu thế phát triển lâu dài, nông dân không thể trực tiếp đưa nông sản ra thị trường mà cần phải có tư cách pháp nhân, đó là thành lập HTX để liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Đề cập đến những tiêu chuẩn chất lượng của thị trường yêu cầu đối với nông sản sản xuất theo chuỗi, ông Triệu Thành Nam – Đại diện Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT) cho biết, trước hết sản phẩm nông nghiệp theo chuỗi giá trị phải đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng theo yêu cầu của DN liên kết và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Tiếp đến là sản phẩm bắt buộc phải có nhãn hiệu, thương hiệu, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Thực tế cho thấy, khi nông sản có nhãn hiệu, thương hiệu người tiêu dùng sẵn sàng bỏ chi phí cao hơn để mua sản phẩm.

Nhận định về thị trường tiêu thụ nông sản hiện nay và sự cần thiết phải sản xuất theo chuỗi liên kết giá trị, ông Triệu Thành Nam cho rằng, đối với thị trường trong nước, hàng nông sản rất dồi dào. Tiêu thụ kênh phân phối hiện đại như siêu thị, cửa hàng tiện lợi chỉ chiếm tỷ trọng 30% nông sản, còn lại 70% nông sản vẫn tiêu thụ qua kênh truyền thống. Do đó, yêu cầu đặt ra hiện nay là sản xuất phải theo tín hiệu thị trường. Nghĩa là bản thân người sản xuất phải chú trọng nghiên cứu thị trường như thời điểm tiêu thụ, mùa vụ, chủng loại sản phẩm, tiêu chuẩn chất lượng, phân khúc thị trường...

 

Mặc dù, hiện nay chính sách hỗ trợ của Chính phủ, TP đã rất đầy đủ, cách tiếp cận trúng, đúng, tuy nhiên, DN không chỉ nên trông chờ vào chính sách hỗ trợ của Nhà nước mà cần tư duy, tham gia vào chuỗi với tư cách là nhà đầu tư thì mới đạt hiệu quả bền vững.

Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Tạ Văn Tường

Đưa nông sản vào kênh phân phối hiện đại

Đưa nông sản vào kênh phân phối hiện đại

Tìm đầu ra cho nông sản của các hợp tác xã

Tìm đầu ra cho nông sản của các hợp tác xã

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bức tranh nông thôn mới ở miền biên viễn Điện Biên

Bức tranh nông thôn mới ở miền biên viễn Điện Biên

14 Jul, 01:40 PM

Kinhtedothi – Từ vùng đất nông nghiệp truyền thống, nhiều bản làng ở Điện Biên đã “thay da đổi thịt” nhờ chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM). Không chỉ là những con đường bê tông, nhà văn hóa khang trang, mà còn là sự đổi thay trong tư duy phát triển, ứng dụng công nghệ và phát huy nội lực cộng đồng.

Quảng Ngãi: gõ cửa từng nhà, gom dữ liệu nông thôn

Quảng Ngãi: gõ cửa từng nhà, gom dữ liệu nông thôn

07 Jul, 10:41 AM

Kinhtedothi-Từ đầu tháng 7, Quảng Ngãi đồng loạt ra quân thực hiện cuộc Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp 2025. Dữ liệu thu thập lần này sẽ là cơ sở quan trọng cho hoạch định chính sách phát triển nông nghiệp - nông thôn phù hợp với giai đoạn mới, đặc biệt sau khi địa phương mở rộng địa giới hành chính.

Thực hiện "4 đẩy mạnh", "3 tiên phong" để đạt mục tiêu nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại

Thực hiện "4 đẩy mạnh", "3 tiên phong" để đạt mục tiêu nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại

01 Jul, 11:06 PM

Kinhtedothi - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu cần tiếp tục thực hiện các chương trình, phong trào thi đua, kiên trì, kiên định để thực hiện bằng được mục tiêu xây dựng "nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh" và "giảm nghèo toàn diện, bao trùm và bền vững".

Gia tăng giá trị cho nông nghiệp Hà Nội

Gia tăng giá trị cho nông nghiệp Hà Nội

01 Jul, 03:18 PM

Kinhtedothi – Trong bối cảnh tốc độ đô thị hóa nhanh, diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp, Hà Nội lựa chọn phát triển nông nghiệp đa giá trị, song vẫn mang những đặc trưng, hài hòa với quy hoạch đô thị và bảo vệ môi trường sinh thái.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ